I/ Mục tiêu:
- Củng cố về phép chia trong bảng chia7.
- Tìm một phần bảy của số.
- Ap dụng để giải toán có lời văn bằng một phép tính chia.
Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
II/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Bảng chia 7.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 3/ trang 35.
Bài giải:
Mỗi hàng có số học sinh là:
56 : 7 = 8 ( học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
- 3 em đọc bảng chia 7.
- GV nhận xét, ghi điểm.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 8 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc yêu cầu đề bài.
Hs quan sát đồng và đọc giờ.
+Khoanh vào câu B
C. Củng cố – dặn dò.
Cho một vài em nhắc lại cách tìm số trư , số chia, thừa số chưa biếtø. Dặn các em ghi nhớ quy tắc này.
Chuẩn bị bài: Góc vuông, góc không vuông.
Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 8
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha, mẹ, anh chị em (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Giúp Hs hiểu:
Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm , chăm sóc. Trẻ em không có nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi ngườ hỗ trợ, giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người trong gia đình.
II/ Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Gọi 2 Hs lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Em nghĩ gì về tình cảm và sự quan tâm chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
H: Em đã làm gì để tỏ lòng quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình ?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài – ghi tựa đề:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
GVchia nhóm, y/c mỗi nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống sau:
Nhóm 1, 2: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân( như trèo cây, nghịch lửa, ...) . Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
Nhóm 3, 4 : Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhưng mấy ngày nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy , em sẽ làm gì, vì sao?
Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận được cách ứng xử đó.
GV kết luận :
+Tình huống1: Lan cần chạy ra khuyên răn em không được nghịch dại.
+ Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
=> Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Gv lần lượt đọc từng ý kiến, Y/c HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu vàng.
Các ý kiến:
a)Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc.
b)Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm chăm sóc.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
GV kết luận: Các ý kiến a,c là đúng.
Ys kiến b là sai.
* Hoạt động 3: HS giới thiệu tranh vẽ về các món quà mình muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong ngày sinh nhật.
GV kết luận: Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em đối với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người trong gia đình sẽ rất vui khi nhận được những món quà này.
Hoạt động 4: HS múa, hát, đọc thơ... về chủ đề bài học.
Sau mỗi lần trình bày của HS, GV yêu cầu thảo luận chung về ý nghĩa của bài thơ, bài hát đó.
GV kết luận: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất.Ngược lại em cũng có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hs lắng nghe tình huống.
Hs thảo luận nhóm.
Hs đóng vai theo các tình huống.
Hs đưa ra cách giải quyết.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
1 - 2 Hs nhắc lại.
Hs phát biểu theo suy nghĩ của bản thân mình.
Cả lớp bổ sung.
HS suy nghĩ rồi giơ thẻ. Nói lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
Vài HS giới thiệu với cả lớp.
HS tự điều khiển chương trìnhgiới thiệu tiết mục.
HS biểu diễn các tiết mục.
3. Củng cố – dặn dò.
Về nhàthực hiện tốt theo nội dung bài học.
Chuẩn bị bài sau: Chia sẽ buồn vui cùng bạn (tiết 1).
Nhận xét bài học.
Chính tả: ( Tiết 16)
(Nhớ – viết ): Tiếng ru
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
Nhớ và viết chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài “ Tiếng ru”.Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
2. Làm đúng các bài tập tìm các từ chứa tiếng có âm vần dễ lẫn: r/d/g hoặc có vần uôn/uông theo nghĩa đã cho .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết nội dung BT2.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.) Bài cũ:
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: buồn bã, buông tay, giặt giũ, da dẻ.
Gv và cả lớp nhận xét.
B. Bài mới.
Giới thiệu bài + ghi tựa đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru.
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại khổ thơ sẽ viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét bài chính tả. Cả lớp mở SGK.
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điều gì cần lưu ý?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai.
Hs viết bài vào vở.
- Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài
- Gv yêu cầu Hs tự chưã lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: ( lựa chọn)
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
b)Cuồn cuộn – chuồng – luống.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Thơ lục bát: một dòng 6 chữ, một dòng 8 chữ.
Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li
Dòng thơ thứ 2.
Dòng thơ thứ 7.
Dòng thơ thứ 7.
Dòng thơ thứ 8
Hs viết ra nháp:
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
Bài tập 2
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
1 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài vào VBT
C.Củng cố – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Hát nhạc.(Tiết 8)
Ôn tập : Bài Gà gáy.
I/ Mục tiêu:
- HS Thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui..
Tập hát kết hợp vận động phụ họa.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
Băng nhạc, máy nghe, các nhạc cụ gõ. Động tác phụ họa.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Bài Gà gáy.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Gà gáy.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
Giới thiệu bài – ghi tựa đề:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- Gv cho Hs nghe băng bài hát Gà gáy.
Sau đó Gv cho Hs hát với sắc thái vui tươi, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4.
Con gà gáy té le sáng rồi ai ơi !
Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa và biểu diễn bài hát.
- Gv hướng dẫn Hs làm.
+ Động tác 1: Gà gáy sáng ( phụ họa cho 2 câu hát 1, 2). Đưa 2 tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
+ Động tác 2 : Đi lên nương ( phu ïhọa cho 2 câu hát 3 và 4). Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng.
- Sau đó Gv cho một hoặc 2 nhóm biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét.
- Gv cho hai nhóm thi với nhau vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét, công bố nhóm hát hay múa đẹp.
C. Củng cố – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 3 bài : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
Nhận xét bài học.
Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt cuối tuần 8
I.Mục đích yêu cầu.
HS có tinh thần phê và tự phê tốt.
Giáo dục HS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
II. Các hoạt động.
Oân định lớp.
GV cho các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
Các tổ trưởng báo cáo kết qua thi đua trong tuần .Cá nhân HS bổ sung ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua về đạo đức, học tập,ø nề nếp và rèn luyện thân thể.
Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài như em: Thu Uyên, Kiều Trinh, Đình Thi, Aùnh ,Minh, Văn Thi …Một vài bạn có cố gắng phấn đấu trong học tập như Thúy , Jứi, Hưng.
- Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Các em ăn mặc đồng phục gọn gàng đúng tác phong của người học sinh.
Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, chữ viết xấu cần rèn luyện thêm như: Son, Lêt, Linh.
GV nhắc nhở HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tuyên dương: HS tự bình chọn – GV bổ sung góp ý.
GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm học tập. Nhắc nhở HS đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Kế hoach tuần 9:Phát huy các mặt mạnh mà các em đã đạt được trong tuần qua.
GV nhắc nhở các em phải học bài và chuẩn bị bài chu đáo kết hợp học bài mới và ôn tập bài cũ để chuẩn bị thi giữa học kì 1. Thi đua học tốt giữa các tổ để dành nhiều bông hoa điểm 10 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20
File đính kèm:
- tuần 8.doc