I/ Mục tiêu:
- Giúp HS tự lập được và giải bài toán bằng phép nhân 7.
-Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
- Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn( như hình vẽ trong SGK).
43 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 7 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs sửa vào VBT .
Hs đọc đề bài.
Hs tự giải. Một em lên bảng làm.
Hs nhận xét.
C.Củng cố– dặn dò.
GV cho HS xung phong đọc thuộc bảng chia 7
Yêu cầu Học sinh về nhà tiếp tục học thuộc bảng chia 7.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Đạo đức ( tiết 7 )
Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Giúp Hs biết.
Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
HS biết yêu quý quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”..
Phiếu thảo luận nhóm.
Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
HS: VBT Đạo đức, các tấm bìa màu xanh, trắng, vàng.
Giấy trắng, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài.
Cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
H: Bài hát nói lên điều gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà , bố mẹ dành cho mình .
GV y/c: Hãy kể lại cho các bạn nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào.
GV mời một số em lên kể trước lớp.
Thảo luận cả lớp.
H: Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
H: Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song còn có nhiều bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy chúng ta cần thông cảmchia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ.
Hoạt động 2: Kể chuyện bó hoa đẹp nhất.
1.GV kể chuyện” Bó hoa đẹp nhất”( có sử dụng tranh minh họa).
Thảo luận nhóm.
H: Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
H: Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Cả lớp trao đổi , bổ sung .
GV kết luận: Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi.
GV chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu làm việc cho các nhóm và y/c các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống dưới đây:
Nhóm 1: Bao giờ sau bữa ăn, Hương cũng nhanh nhẹn rót nước, lấy tăm cho ông bà, cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi Hương còn nhổ tóc sâu, đọc báo cho ông bà nghe.
Nhóm 2: Sâm đang chơi với các bạn đầu ngõ thì thấy bà ngoại ở quê ra chơi. Sâm vội chạy đến lục túi bà tìm quà rồi chạy lại chơi tiếp với các bạn.
Nhóm 3: Mấy hôm nay bố Phong bận việc ở cơ quan. Vừa ăn tối xong, bố đã phải ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy ,Phong vặn nhỏ ti vi và dỗ dành em bé để em khỏi vào quấy bố.
Nhóm 4: Hôm nay bố mẹ đi làm vắng, chỉ có Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi nhảy dây với bạn để em ngã sưng cả trán.
Nhóm 5: Thấy mẹ bị ốm, Hồng không đi chơi. Em quanh quẩn bên mẹ: lúc rót nước, lúc lấy thuốc, lúc lại thay khăn chườm trán cho mẹ,...
Cả lớp trao đổi thảo luận.
GV kết luận: Việc làm của các bạnHương( trong tình huống 1), Phong ( trong tình huống 3) và Hồng ( trong tình huống 5) là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Việc làm của các bạn Sâm( trong tình huống 2) và Linh( trong tình huống 4) là chưa quan tâm đến ông bà và em nhỏ.
H: Các em có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm để thể hiện sự quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ không? Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác?
Hướng dẫn thực hành.
Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, bài ca dao, tục ngữ, câu chuyện...về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình.
-Mỗi em vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà , cha mẹ, anh chị em nhân ngày sinh nhật.
Gv nhận xét.
=> Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hs trao đổi theo cặp.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe.
C. Củng cố – dặn dò.
Về nhà làm tiếp bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Nhận xét bài học.
Chính tả( tiết 14)
(Nghe viết) : Bận
I/ Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 2 và 3 của bài thơ “ Bận”.
Ôn luyện vần khó: en/ oen: Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc có vần iên/ iêng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết ( 2 lần ) BT2.
Mấy tờ giấy to kẻ bảng phần lời giải của BT 2.
II/ Các hoạt động dạy học:
A) Bài cũ: “ Trận bóng dưới lòng đường”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết , lớp viết vào bảng con các từ: tròn trĩnh, viên phấn, thiên nhiên.
Một Hs đọc thuộc lòng tên 11 chữ cuối bảng chữ cái.
1 em đọc đúng tên 38 chữ cái theo thứ tự.
Gv và cả lớp nhận xét.
B. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần khổ thơ viết.
Gv mời 2 HS đọc lại khổ thơ sẽ viết.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ:
+ Bài viết theo thể thơ gì?
+ Những chữ nào cần viết hoa?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
- Gv hướng dẫn các em viết ra bảng con những từ dễ viết sai.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài
- Gv yêu cầu Hs tự chưã lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.
+ Bài tập 3:( lựa chọn)
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài ( phần a).
- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi.
Gọi một vài em lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Trung: trung thành, trung kiên, kiên trung, trung bình, tập trung, trung hậu.
Chung : chung thủy, thủy chung, chung chung, chung sức, chung lòng, chung sống, của chung.
Trai : con trai, ngọc trai.
Chai: chai sạn, chai tay, chai lọ, cái chai.
Trống : cái trống, trống trải, trống trơn, gà trống.
Chống : chống chọi, chống đỡ, chống trả, chèo chống.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
+ Thơ bốn chữ.
+Các chữ đầu mỗi dòng thơ.
+ Viết lùi vào 2 ô.
Hs viết ra bảng con
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
Hs làm vào VBT.
Đại diện các nhómlên viết lên bảng.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT
C.Củng cố – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt cuối tuần7
I.Mục đích yêu cầu.
HS có tinh thần phê và tự phê tốt.
Giáo dục HS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
II. Các hoạt động.
Oân định lớp.
GV cho các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
Các tổ trưởng báo cáo kết qua thi đua trong tuần .Cá nhân HS bổ sung ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua về đạo đức, học tập,ø nề nếp và rèn luyện thân thể.
Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài .Một vài bạn có cố gắng phấn đấu trong học tập như Linh,Jứi.
Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Các em ăn mặc đồng phục gọn gàng đúng tác phong của người học sinh.
GV tổng kết phong trào hoa điểm 10. Tuyên dương những em có nhiều điểm 10 nhất. Nhắc nhở những em khác noi gương bạn.
Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, chữ viết xấu cần rèn luyện thêm như: Ly, Thuận, Lêt.
GV nhắc nhở HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tuyên dương: HS tự bình chọn – GV bổ sung góp ý.
Kế hoach tuần 8
Phát huy các mặt mạnh mà các em đã đạt được trong tuần qua.GV nhắc nhở các em phải học bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Thi đua học tốt giữa các tổ. GV phân nhóm học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
File đính kèm:
- tuần7.doc