Giáo án Tuần 7 Lớp 2A

A/ MỤC TIÊU

 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.

 2. Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách.

 B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, mỗi HS có một tập truyện thiếu nhi.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1/ KTBC : HS làm BT1 ( tiết 5 )

 2/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài.

* Hoạt động 1: HD HS làm bài tập

 - Bài 1 : Trả lời mỗi câu hỏi sau bằng hai cách rồi ghi vào chỗ trống : (VBT)

 + 1HS đọc câu mẫu. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ.

 + Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý ?

 + Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý ?

 - HS thảo luận theo nhóm 3 em, đại diện 1 số nhóm trả lời, nhận xét bổ sung, tổ chức thi hỏi đáp giữa các nhóm.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 7 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quả cân 1 kg , 2 kg … Hoạt động 6 : Thực hành * HS làm được các bài toán có kèm đơn vị đo kg . Bài 1 : HS nêu miệng Bài 2 : HS làm bảng con Hoạt động 7 : Củng cố - dặn dò - Giáo dục HS tính trung thực khi cân . - HD về nhà D.Bổ sung : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tập đọc . Tiết 21 Thời khoá biểu . SGK/ 58 DKTG : 40 phút A.Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc đúng thời khoá biểu . Biết đọc ngắt hơi sau nội dung từng cột , nghỉ hơi sau từng dòng . - Biết đọc với giọng rõ ràng . rành mạch . dứt khoát . 2.Đọc - hiểu : - Nắm chắc được số tiết học chính ( ô màu hồng ) , số tiết học bổ sung ( ô màu xang ) , số tiết học tự chọn ( ô màu vàng ) trong TKB . - Hiểu tác dụng của TKB đối với HS : Giúp theo dõi các tiết học trong từng buổi , từng ngày , chuẩn bị bài vở để học tập tốt . 3.Dán TKB trong phòng học của mình ( ở nhà ) để tiện theo dõi chuẩn bị bài trước khi đến lớp . B.Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ sẵn TKB để hướng dẫn đọc ; TKB của lớp . C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi “ Người thầy cũ ” Hoạt động 2 :GTB ( trực quan )– Ghi bảng Hoạt đọng 3 : Luyện đọc đúng * HS biết cách đọc TKB . - Gv đọc mẫu ( vừa đọc vừa chỉ vào bảng phụ ) - HS đọc nối tiếp ( mỗi em đọc 1 ngày ) - Đọc trong nhóm - Các nhóm thi đọc . Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. HS nắm được để theo dõi các tiết học trong ngày , để có sự chuẩn bị bài . Tổ chức cho HS nêu các tiết chính : Đọc nối tiếp các tiết chính theo từng ngày . Tương tự nêu và đọc các tiết bổ sung , tự chọn . Hoạt động 5: Luyện đọc lại Giúp HS đọc to , rành mạch , ngắt , nghỉ hơi hợp lí . - GV hướng dẫn cách đọc - Đọc mẫu lần 2 - HS đọc bài ( đọc mời ) Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò - 1 HS đọc lại TKB - 1 HS đọc TKB của lớp - Nhắc HS rèn luyện thói quen sử dụng TKB . D.Bổ sung : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thể dục . Tiết 13 Động tác toàn thân DKTG : 35 phút A.Mục tiêu: - Học động tác toàn thân . Y / C thực hiện được động tác tương đối chính xác . - Ôn đi đều 2 – 4 hàng dọc . Y/C thực hiện được động tác tương đối chính xác và trật tự . - HS có ý thức luyện tập hằng ngày . B.Chuẩn bị: GV: Còi. HS: Dọn vệ sinh sân trường sạch sẽ. C.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Phần mở đầu HS biết tập hợp hàng và làm 1 số động tác khởi động. Tập hợp lớp phổ biến nội dung, y/c giờ học. Đứng tại chổ vỗ tay và hát. Cử động bằng các động tác xoay các khớp tay , chân , hông , đầu gối … Hoạt động 2: Phần cơ bản * Nắm và thực hiện được động tác toàn thân . - Ôn 5 động tác vươn thở , tay , chân , lườn bụng . - Học động tác toàn thân ( lần 1 GV điều khiển , lần sau giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển ) - Tập kết hợp 6 đ/t - Đi đều 4 hàng dọc Hoạt động 3: Phần kết thúc. Biết thực hiện các động tác thả lỏng người. - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. -GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà -GV hô “ Giải tán !”, HS đồng thanh hô to “ Khoẻ !”. D.Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thöù naêm ngaøy tháng 10 năm 2008 Luyện từ và câu Tiết 7 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ CÁC MÔN HỌC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG Thời gian dự kiến : 40 phút A/ MỤC TIÊU 1. Củng cố vốn từ về các môn học và hoạt động của người. 2. Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, tranh minh hoạ BT2 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ KTBC : Kiểm tra tiết 6 2/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: HD HS làm bài tập - Bài 1 : Ghi vào hỗ trống tên các môn em học ở lớp 2 1 HS đọc Y/C của bài tập + HS làm VBT, nêu miệng, GV ghi bảng, HS đọc lại. - Bài 2 : Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người trong mỗi tranh. - GV đính tranh, Y/C HS quan sát, tìm từ chỉ hoạt của từng người trong tranh, HS thảo luận theo đôi bạn, đại diện các cặp trình bày, GV ghi bảng, chốt ý đúng, HS đọc lại bài. - Bài 3 : Viết lại nội dung mỗi tranh nói trên bằng một câu : Mẫu : Em đang đọc sách. - HS phát biểu tự do, nhận xét ghi điểm. ( mỗi tranh 2, 3 em trả lời ) Bài 4 : GV đính nội dung lên bảng, HS đọc Y/C bài tập - HS làm bảng con, nhận, sửa sai, làm vào vở, HS đọc lại bài làm. * Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò - HS nêu tên các môn học ở lớp 2. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. D/ PHẦN BỔ SUNG : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Toán . Tiết 33. Luyện tập . SGK/ 33 DKTG : 40 phút A.Mục tiêu : - HS làm quen với cân đồng hồ và tập cân . - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán có các số kèm theo đơn vị ki-lô-gam . - HS có ý thức trong việc cân chính xác , từ đó bồi dưỡng tính thật thà , trung thực . B.Chuẩn bị : HS : 1 cái cân đồng hồ ; 1 số đồ vật . C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ : Kiểm tra 5 VBT Hoạt động 2 : GTB – Ghi bảng Hoạt động 3 : GT cân đồng hồ và cách cân . Giúp HS biết cách thực hiện cân đồng hồ . GT cân đồng hồ Gọi HS lên thực hành cân một số dồ vật . Hoạt động 4 : Hướng dẫn thực hành . Bài 1 : HS tập cân theo nhóm – Nêu chỉ số cân được Bài 2 : HS làm miệng Bài 3 : lớp làm VBT – 2 HS làm bảng phụ - Sửa bài Bài 4 : Nêu yêu cầu bài - HS tìm hiểu đề bài - Lớp làm VBT – Gọi 1 HS làm bảng phụ - Sửa bài : Số ki- lô- gam gạo nếp là : 25 – 20 = 5 ( kg ) Đáp số : 5 kg Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò Giáo dục HS biết áp dụng trong cuộc sống . Dặn HS về nhà D.Bổ sung : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tự nhiên và xã hội :Tiết 7 Ăn uống đầy đủ SGK/16 ; DKTG: 35 phút A.Mục tiêu: Sau bài học , HS hiểu : - Ăn đủ , uống đủ sẽ giúp cho cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh - Nhận biết được một số loại thức ăn từ thịt , cá trứng , rau , quả . - HS có ý thức ăn đủ 3 bữa chính , uống đủ nước và ăn thêm rau , quả . B.Chuẩn bị: Tranh về một số con vật : cua , tôm , mực ; tranh về các loại rau quả Phiếu bài tập . C.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Bài cũ : HS nhắc lại sự tiêu hoá thức ăn ( 2 em ) Hoạt động 2: GTB – ghi bảng . Hoạt động 3 : Các bữa ăn và thức ăn hằng ngày * HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hằng ngày . Hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ . - HS làm việc theo cặp: Quan sát hình vẽ SGK/16 , 17. - Một vài cặp hỏi đáp trước lớp - GV kết luận : Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng ( ăn đủ no ) và đủ cả về chất lượng ( ăn đủ chất ). Hoạt động 4: Ích lợi của việc ăn uống đầy đủ * HS hiểu tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ . - HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập ( câu hỏi ghi sẵn trong phiếu ) - Các nhóm đại diện trình bày - GV chốt : Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và ăn đủ lượng thức ăn , uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể , làm cơ thể khoẻ mạnh , chóng lớn …Nếu cơ thể bị đói , khát ta sẽ bị bệnh , mệt mỏi , gầy yếu , làm việc và học tập kém … Hoạt dộng 5 : Trò chơi “ Đi chợ’’ Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ . HS đi chợ và gọi tên các loại thức ăn mua trong ngày GV nhận xét , tuyên dương . Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. - Giáo dục các em nên ăn uống đủ chất , không nên ăn quá no và ăn thêm rau , quả . - Nhận xét tiết học. D.Bổ sung : Tập viết Tiết 7 CHỮ HOA E , Ê Sgk : 59 Thời gian dự kiến : 40 phút A/ MỤC TIÊU Rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ hoa E , Ê theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết câu ứng dụng cỡ nhỏ : Em yêu trường em, viết đúng chữ đều nét đúng quy trình. - Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ E , Ê hoa, bảng phụ C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ KTBC : Chữ hoa Đ 2/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: HD HS viết chữ hoa - HD HS quan sát và nhận xét chữ E , Ê - Chữ E + Độ cao : chữ E 5 li. + Chữ E gồm 3 : 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. + Cách viết : GV HD cho HS cách viết Chữ Ê ( viết giống chữ E và thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E ) - GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - GV viết mẫu trên khung chữ, trên dòng kẻ chữ E , Ê - HS viết bảng con chữ E , Ê - HD viết câu ứng dụng + Giới thiệu câu ứng dụng + HS đọc câu ứng dụng , GV giúp HS hiểu câu ứng dụng. - GV viết mẫu câu ứng dụng, HD HS quan sát và nhận xét về độ cao của các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ. + HS viết bảng con : Em * Hoạt dộng 2 : HD HS viết vào vở tập viết - HS viết vào vở. - GV theo dõi giúp HS yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung - GV thu 5- 7 chấm điểm, nhận xét. * Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Y/C HS về nhà luyện viết trong vở tập viết - Chuẩn bị bài cho tiết sau. D/ PHẦN BỔ SUNG : ……………………………………………………………. Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 34 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 6 + 5 SGK : 34 Thời gian dự kiến : 40 phút A/ MỤC TIÊU Giúp HS : - Biết cách hép cộng dạng 6 + 5 - Rèn kĩ năng tính nhẩm ( thuộc bảng 6 cộng với một số ) - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, que tính C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ KTBC : HS nêu công thức 7 cộng với một số. 2/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài. * Hoạt động 1 : Giới thiệu phép cộng 6 + 5 - GV bài toán : Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - HS thao tác trên que tính để tìm kết quả và quả lời. - Tính : 6 + 5 = 11 hay 6 + 5 11 - HS tự tìm kết quả các phép tính còn lại trong SGK 6 + 5 = 11,…6 + 9 = 15 - HS tự học thuộc bảng cộng * Hoạt động 2 : Thực hành Mục tiêu : Vận dụng toán vừa học để làm bài tập - Bài 1 : Tính nhẩm : - HS nêu miệng, lớp nhận xét, sửa sai - Bài 2 : Tính : + HS làm bảng con, nhận xét, sửa sai, HS nêu lại cách thực hiện. - Bài 3 : Số ? - HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ, GV chấm điểm, nhận xét sửa sai * Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò - HS nêu lại cách thực hiện. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. D/ PHẦN BỔ SUNG : …………………………………………………….

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 7.doc
Giáo án liên quan