ĐẠO ĐỨC
Có chí thì nên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân.
3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
II. Chuẩn bị: - Giáo viên + học sinh: Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
51 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 6 - Lớp Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò chơi “Bão thổi” ® 3 em.
- 3 học sinh chọn 1 quả (có đính câu hỏi) ® đọc câu hỏi ® trả lời.
+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu?
- Học sinh nêu
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du?
- Học sinh nêu
+ Vì sao phong trào thất bại?
- Học sinh nêu
GV nhận xét + đánh giá điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
- 1 học sinh nhắc lại tựa bài
® Giáo viên ghi bảng
30’
4. Phát triển các hoạt động:
13’
1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoạt động 1:
- Hoạt động lớp, nhóm
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm.
- Học sinh đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm.
- Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận:
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào?
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm.
® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút.
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung.
Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên nhận xét
Giáo viên nhận xét + chốt :
Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Dự kiến kết quả thảo luận:
a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị Pháp xâm chiếm.
b) Là người yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. Anh khâm phục các vị yêu nước tiền bối nhưng không tán thành cách làm của các cụ.
c) Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn cụ Phan Chu Trinh thì là yêu cầu Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh là điều không thể, “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
d) Quyết định ra đi tìm ra con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.
12’
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Hoạt động 2:
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đóng vai, vấn đáp, đàm thoại
- Tiết trước, cô đã phân công các em chuẩn bị tiểu phẩm “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- 3 học sinh thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê).
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết:
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
a) Học sinh nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp.
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau.
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài?
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình.
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911.
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
Giáo viên chốt:
Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- 1 học sinh đọc lại
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân
Phương pháp: Động não, trò chơi, hỏi đáp
- Giáo viên phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”.
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói từ “Hết” ® nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời ® trả lời Đ : 1 bông hoa.
- Học sinh thi đua
* Một số câu hỏi:
- Nguyễn Tất Thành là tên gọi của Bác Hồ, đúng hay sai?
- Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?
- Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử?
- Bến Cảng Nhà Rồng nằm ở Tp.HCM hay Hà Nội?
(GV kết hợp yêu cầu học sinh xác định vị trí Tp.HCM trên bản đồ).
Giáo viên nhận xét ® tuyên dương
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học bài
- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó .
2. Kĩ năng: - Rèn học sinh tính toán các phép tính về phân số nhanh, chính xác.
- Rèn học sinh nhận dạng toán nhanh, giải nhanh, tính toán khoa học.
3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi các dạng toán đã học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Hệ thống câu hỏi gợi mở, bảng phụ, phấn màu, tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy.
- Trò:- Xem trước, định hướng giải các bài tập giáo viên giao ở tiết trước
- Vở nháp, SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Luyện tập chung
C1) Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình vuông?
Tìm diện tích HV biết cạnh 5cm?
- 1 học sinh
C2) Nêu quy tắc và công thức tính S hình chữ nhật?
Tìm diện tích hình chữ nhật biết CD: 8cm ; CR: 6cm
Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét
Giáo viên nhận xét bài cũ
1’
3. Giới thiệu bài mới:
GTB: Trước khi chia tay các dạng toán điển hình đã học, các phép tính về + - x : phân số. Hôm nay, thầy trò chúng ta ôn tập lại những kiến thức cơ bản đó thông qua tiết “Luyện tập chung”
- GV ghi bảng
33’
4. Phát triển các hoạt động:
10’
* Hoạt động 1: Ôn so sánh 2 phân số
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
-Giáo viên gợi mở để học sinh nêu các trường hợp so sánh phân số
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số
- So sánh 2 phân số cùng tử số
- Học sinh hỏi - HS trả lời
- So sánh 2 phân số với 1
- Học sinh nhận xét
- So sánh 2 phân số dựa vào phân số trung gian
Giáo viên chốt ý
- Học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh
- Học sinh sửa bài miệng
10’
* Hoạt động 2: Ôn tập cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành
- Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét tiếp tục đặt câu hỏi
- Muốn cộng (hoặc trừ )2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Muốn nhân (hoặc chia) 2 phân số ta làm sao?
Giáo viên nhận xét - cho học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài với hình thức ai làm nhanh lên chích bong bóng sửa bài tập ghi sẵn trong quả bong bóng.
9’
* Hoạt động 3: Giải toán
- Hoạt động nhóm (6 nhóm)
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, quan sát, dùng sơ đồ
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên
- Học sinh di chuyển về nhóm
- Giáo viên phổ biến nội dung thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK/34 đọc 3 bài toán: 3, 4 .
- Học sinh mở SGK đọc 1 em 1 bài.
- Giáo viên: nhiệm vụ của các em thảo luận theo nhóm để tìm cách giải. Nội dung cụ thể cô đã ghi sẵn trên phiếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện nhóm lên bốc thăm.
- Học sinh lên bốc thăm
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 5 ® 7’
- Học sinh thảo luận
- Hết giờ thảo luận học sinh trình bày kết quả.
1) Đọc đề
2) Tóm tắt đề, phân tích đề
3) Tìm phương pháp giải
Bài 3: Tóm tắt
- Học sinh nhóm khác bổ sung
- Gọi diện tích khu đất gồm 10 phần là 50000m2
- Giáo viên chốt cách giải
- Diện tích hồ nước cần tìm là 3 phần
- Học sinh làm bài vào vở
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần
* Đại diện nhóm tìm hiểu bài tập 4/34.
- Bước 2: Tìm S hồ nước
- Học sinh trình bày
Bài 4: Tóm tắt
- Giáo viên lắng nghe, chốt ý để học sinh hiểu rõ hơn.
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
- Giáo viên cho học sinh sửa bài (Ai nhanh hơn) Ai giải nhanh nhất lên sửa.
Tuổi bố:
Tuổi con:
Coi tuổi bố gồm 4 phần
Tuổi con gồm 1 phần
- Vậy tuổi bố gấp 4 lần tuổi con
4 lần là tỉ số
- Bài này thuộc dạng gì ?
- Bố hơn con 30 tuổi. 30 tuổi là hiệu
- Học sinh sửa bài bằng cách đổi vở cho nhau.
- Học sinh trình bày
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại kiến thức cần ôn.
a - b = 25
a : b = 6
- Thi đua giải nhanh
Tìm a ; b
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị “Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giaoan-tuan06.doc