TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trâm buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
2. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm với người thân
20 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 6 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----------------------------------------------------------------------
Chiều:
Khoa học
Tiết 12: phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS kể được tên một số bệng do thiếu chất dinh dưỡng
2. Kỹ năng: phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
3. Thái độ: Có ý thức ăn đủ chất dinh dưỡng
II. Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 26, 27 SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu các cách bảo quản thức ăn ở gia đình
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: - Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn:
- Quan sát các hình 1, 2 SGK nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Bước 2: làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trìng bày. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
- Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
Hoạt động 2 Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệng do thiếu dinh dưỡng?
Kết luận:- Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiéu vi-ta-min A.
+ Bệng phù do thiếu vi-ta-min B.
+ Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
- Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Bác sĩ
Mục tiêu: củng cố những kiến thức đã học trong bài
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- Một bạn đóng vai bác sĩ. Một bạn đóng vai bệnh nhân. các bạn khác làm trọng tài. Sau đó sẽ đổi đôi khác.
- Bạn đóng vai bệnh nhân nói về triệu chứng của bệnh.
- Bạn đóng vai bác sĩ nói tên bệnh và cách phòng bệnh
Bước 2: HS chơi theo nhóm.
Bước 3: - Các nhóm cử đôi chơi tốt nhất lên trình bày trước lớp.
- GV và HS chấm điểm: qua trò chơi nhóm nào thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại mục bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 14 tháng 15 năm 2005
Tập làm văn
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát biểu ý dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện.Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
2. Kỹ năng: Xây dựng được đoạn văn trong văn kể chuyện
3. Thái độ: Có ý thức trung thực thật thà
II. Đồ dùng dạy – học
- Sáu tranh minh hoạ SGK.
- Một tờ phiếu kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2 – trả lời theo nội dung tranh 1.Thêm bảng viết sẵn trả lời theo 5 tranh.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV đoạn văn trong bài văn kể chuyện ( tuần 5)
- Một HS làm lại bài tập phần luyện tập ( bổ sung phần thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn b)
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1phút)
2.Hướng dẫn thực hành ( 30-35 phút )
Bài tập 1:Dựa vào tranh,kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- GV dán bảng 6 bức tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu cùng lời dẫn dưới mỗi bức tranh. GV giới thiệu.
- Một HS đọc nội dung bài, đọc lời dưới mỗi bức tranh, đọc giải nghĩa từ tiều phu.
- HS cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện, trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện có mấy nhân vật?
+ Nội dung truyện nói về điều gì?
- 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu văn giải dưới tranh.
- Hai HS dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Cả lớp và GV nhận xét .
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm
- GV gợi ý: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranhlà rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1:
+ Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc kĩ gợi ý dưới tranh suy nghĩ trả lời các câu hỏi theo gợi ý a,b.
+ HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại :
* Nhân vật làm gì? : chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
* Nhân vật nói gì? : Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây!”
* Ngoại hình nhân vật: Chàng tiều phu nghèo, ở trần quấn khăn mỏ rìu
* Lưỡi rìu sắt: lưỡi rìu bóng loáng.
- 2 HS giỏi nhìn phiếu tập xây dựng đoạn văn. Cả lớp và Gv nhận xét.
- HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện:
+ HS làm việc cá nhân quan sát từng tranh 2, 3, 4, 5, 6 suy nghĩ tìm ý cho các đoạn văn.
+ HS phát biểu ý kiến về từng tranh.
- GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn:
- HS kể chuyện theo cặp, phát triển ý xây dựng đoạn văn.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện.
3. củng cố dăn dò:
- HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS xây dựng tốt đoạn văn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 30: phép trừ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về cách thực hiện phép trừ ( không nhớ và có nhớ )
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính trừ
3. Thái độ: Có ý thức học hỏi không dấu dốt
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS làm lại bài tập 1, 2 phần a
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép trừ
- GV nêu phép trừ trên bảng:
865279 - 450237.
- HS đọc phép trừ và nêu cách thực hiện phép trừ.
- Một HS lên bảng thực hiện phép trừ, vừa viết vừa nói như SGK.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ: 647253 - 285749
- HS nêu cách thực hiện phép trừ
3. Thực hành
bài tập1: làm việc cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài
- lần lượt 2 em lên bảng đặt tính thực hiện và nói , cả lớp nháp.
- GV nhận xét đánh giá.
bài tập2: Làm việc theo cặp
- HS thảo luận và thực hiện. Đại diện 2 em lên chữa bài, mỗi em một phần.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
bài tập3: làm việc cá nhân
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Một HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
bài tập4: HS tự làm
- một em chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào tiết tự học
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
biết bày tỏ ý kiến ( T2 )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Kỹ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường
3. Thái độ: Biết tôn trọng ý kiến của những người khác
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ghi nhớ ở tiết 1.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
* Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của việc bày tỏ ý kiến, người lớn nên lắng nghe ý kiến của trẻ em
* Cách tiến hành
a.HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
+ các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
+ Nội dung: cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa bàn về việc cho Hoa nghỉ học...
b. HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào?
* kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng lễ độ.
Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: HS thực hành bày tỏ ý kiến trong những tình huống giả định.
* Cách tiến hành: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3.
* kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết tranh vẽ ( bài tập 4, SGK)
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
- trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động tiếp nối
1. HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, cuat nhóm, của trường.
2. Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt đội có nghị quyết riêng
----------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- lop 4 tuan 6.doc