1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn. Hiểu nội dung câu chuyện: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói
Biết sắp xếp lại các tranh theo thứ tự trong câu chuyện để kể lại
2. Kĩ năng: Đọc đúng lời các nhân vật trong truyện. Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời kể của mình
3. Thái độ:Luôn giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 6 Lớp 3C - Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thế nào?
Ai dẫn em đến trường?
Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao?
Buổi học đã kết thúc như thế nào?
Cảm xúc của em về buổi học đó/
HS khá kể mẫu, lớp theo dõi
GV nhận xét cách kể
HS tập kể theo từng cặp về buổi đầu em đi học
HS tập kể trước lớp
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu đề bài
GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết từ
5- 7 câu hoặc nhiều hơn.
HS viết bài vào vở
GV theo dõi giúp đỡ HS viết bài
HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất
3.Củng cố dặn dò
GV đọc một số bài văn hay
Dặn HS về nhà em nào chưa xong thì làm tiếp
tập viết
Bài 4: Ôn chữ hoa D, Đ
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức. Củng cố cách viết hoa chữ D,Đ thông qua bài ứng dụng:
Viết tên riêng: Kim Đồng
Viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
2. Kĩ năng: Rèn cho HS viết đúng đẹp
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VS – CĐ ; giáo dục HS cần phải chăm chỉ học tập
II) Đồ dùng dạy học
GV: chữ mẫu viết hoa D, Đ ; phấn màu
HS: bảng con , phấn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
HS viết bảng con: Chu Văn An
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn viết trên bảng con
+) HĐ1: Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài K, Đ, D
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó
- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con
+) HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng và nói những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng
- GV giảng từ ứng dụng
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con
- GV nhận xét sửa sai
+) HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
- HS viết bảng con: Dao
c.Hướng đẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
d. Chấm bài
- GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3.Củng cố dặn dò
HS nhắc lại cách viết chữ D,Đ
- Về nhà viết phần bài ở nhà
đạo đức
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình( tiếp)
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố hành vi biết tự làm lấy việc của mình
2. Kĩ năng: HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà
3. Thái độ: HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình
II) Đồ dùng dạy học
HS: VBT đạo đức 3
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
Tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình?
HS trả lời
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Liên hệ thực tế
+)Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm
+) Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS tự liên hệ
Các em đã tự làm lấy công việc gì của mình?
Các em đã thực hiện công việc ấy như thế nào?
Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
HS trình bày trước lớp
+) GV kết luận: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo bạn
c. Hoạt động2:Đóng vai
+)Mục tiêu: HS thực hiện một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hộ trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi
+)Cách tiến hành:
GV giao cho một nửa số nhóm thảo luận tình huống 1, một nửa thảo luận tình huống 2, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai
- Tình huống 1: ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
Nếu em có mặt ở đó , em sẽ khuyện bạn thế nào?
- Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.
Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?
Các nhóm HS độc lập làm việc
Đại diện các nhóm lên trình bày
+) GV kết luận về hai việc làm trên của HS
3.Củng cố dặn dò
GV liên hệ thực tế giúp HS hiểu rõ hơn tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình
Về nhà làm các bài tập còn lại
tự nhiên và xã hội
Tiết 12: Cơ quan thần kinh
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan. Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận
2. Kĩ năng: Phân biệt cơ quan thần kinh với các cơ quan khác
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
Cần làm gì để giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu?
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Quan sát
+)Mục tiêu: kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình
+) Cách tiến hành
- Bước 1: Làm viêch theo nhóm
HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1 và 2 trả lời câu hỏi:
Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ/
Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bào vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bưởi cột sống?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chỉ vào hình vẽ và giảng:Từ nào và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. từ các cơ quan bên trong( tùa hoàn, hô hấp, bài tiết…) và cac cơ quan bên ngoài( mắt , mũi tai, lưỡi, da…)của cơ thể lại có các day thần kinh đi về tuỷ sống và não.
+) GV kết luận: cơ quan thần kinh gồm có bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
d.Hoạt động 2:Thảo luận
+) Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh , các giác quan
+) Cách tiến hành:
- Bước 1: Chơi trò chơi
GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh. Trò chơi nhơ sau: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang
Sau khi chơi song GV nêu câi hỏi: Các em đã dùng các giác quan nào để chơi?
- Bước 2: thảo luận nhóm
HS thảo luận theo nhóm đôi đọc mục bạn cần biết và liên hệ những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi: não và tuỷ sống có vai trò gì? Nêu vai trò của dây thần kinh và các giác quan?
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày
+) GV kết luận về vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh
3.Củng cố dặn dò
Cơ quan thần kinh có vai trò như thế nào đối với cơ thẻ con người?
Cần gĩư gìn cơ quan hần kinh như thế nào?
Thủ công
Gấp, cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
2. Kĩ năng: Gấp cắt được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật
3. Thái độ: Yêu thích sản phẩm gấp cắt dán
II) Đồ dùng dạy học
GV: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng, kéo, giấy màu, keo
Tranh quy trình kĩ thuật
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
HS nêu các bước gấp con ếch.
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b..Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mãu lá cờ đỏ sao vàng được cắt , dán
HS quan sát mẫu
GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về đặc điểm, màu sắc, cách trình bày. của lá cờ
GV gợi ý cho HS nhận xét về tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng của lá cờ với kích thước ngôi sao
GV nêu câu hỏi liên hệ:
Thường teo cờ vào dịp nào? ở đâu?
HS trả lời
GV kết luận: lá cở đỏ sao vàng là quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào , trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
GV vừa nói kết hợp các thao tác mẫu và tranh quy trình
- Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh
- Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh
- Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tở giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng
HS nhắc lại nhiều lần cách gấp trên
3.Củng cố dặn dò
2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gáp, cắt ngôi sao năm cánh
V ề nhà tập gấp ngôi sao
Thể dục
Tiết 11: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc. Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật . chơi trò chơi: mèo đuổi chuột
2. Kĩ năng: Thực hiện động tác đúng và chính xác
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II) Đồ dùng dạy học
GV: Khăn tay
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Phần mở đầu
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chui qua hầm
2. Phần cơ bản
+) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo nhịp 1-4 hàng dọc
GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển, mỗi động tác chỉ thực hiện 1-2 lần
HS tập theo lớp trưởng hô
GV theo dõi nhận xét sửa sai
+) Ôn đi vượt chướng ngại vật
GV cho cả lớp đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông , vai…
Cả lớp theo đội hình hàng dọc đi vượt chướng ngại vật
+) Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
GV nhắc lại luật chơi và cách chơi
HS chơi theo cả lớp
3. Phần kết thúc
HS đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
GV giao bài tập về nhà
Toán
Tiết 30: Luyện tập
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố nhận biết về chia hết , chia có dư và đặc điểm của số dư
2. Kĩ năng: Thực hiện được các phép chia hết và chia có dư
Thái độ: HS hăng hái học tập
II) Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ chép nội dung bài tập 4(30)
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
3 HS lên bảng thực hiện phép chia
20:3 28:4 46:5
GV củng cố về phép chia hết và chia có dư
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b..Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(30)
GV đọc các phép tính, và hướng dẫn cách làm
3 HS làm bảng lớp, bảng con theo dãy bàn
GV chữa bài trên bảng lớp
HS phân biệt phép chia hết và chia có dư
Bài 2(30)
GV hướng dẫn HS làm tương tự bài tập 1
Bài 3(30)
HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
GV tóm tắt và đặt câu hỏi phân tích đề bài
HS giải vở
GV thu chấm và chữa bài, cuủng cố dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Bài 4(30)
GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm nhẩm
GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập, yêu cầu HS lên bảng khoanh kết quả đúng và giải thích cách làm
3.Củng cố dặn dò
GV hêi thống lại nội dung bài tập và lưu ý HS về số dư trong phép chia có dư
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 TUAN 6.doc