Giáo án Tuần 6 Lớp 3 - Hậu

I/ MỤC TIÊU:

 - Giúp HS thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

 - Giải các bài toán liên quan đến một trong các phần bằng nhau của một số.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm trabài cũ: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 1.

- Nhận xét, ghi điểm.

- Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài – ghi đề

b) Tìm hiểu bài

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 6 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng làm : Đặt tính rồi tính 42 : 6 , 47 : 6 , 35 : 4 - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNGDẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu HS làm bảng con.4 HS lên bảng làm - Gv yêu cầu Hs lên bảng làm nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv yêu cầu Hs tự đặt tính và tính toán vào vở. Sau đó chữa bài. - Gv nhận xét và lưu ý số dư phải bé hơn số chia . Bài 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài GV hướng dẫn tóm tắt lên bảng , HS suy nghĩ rồi giải vào vở sau đó chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 4: Bài toán cho ta biết gì ? Bài toán hỏi gì ? + Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào? + Số dư có lớn hơn số chia không? - Gv nhận xét , bổ sung . Hs đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp làm vào bảng con 4 Hs lên bảng làm bài. 17 2 35 4 42 5 58 6 16 8 32 8 40 8 54 9 1 3 2 4 Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài vào VBT. 24 6 30 5 20 3 32 5 24 4 30 6 18 6 30 6 0 0 2 2 15 3 20 4 34 6 27 4 15 5 20 5 30 5 24 6 0 0 4 3 Hs đọc yêu cầu của bài. HS làm bài vào vở. Giải: Lớp học đó có số học sinh giỏi là: 27 : 3 = 9 ( học sinh) Đáp số: 9 học sinh giỏi. Số chia là 3 Số dư lớn nhất là bao nhiêu ?. + Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số 1,2. +Trong phép chia có dư thì số dư phải bé hơn số chia . vậy số dư lớn nhất của phép chia là câu B. 2 Hs trình bày miệng và giải thích . 3.Củng cố – dặn dò. GV củng cố nội dung bài. Dặn HS chuẩn bị bài : Bảng nhân 7. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC (TIẾT 2) TỰ LÀM LẤY CÔNG VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT2) I/ MỤC TIÊU - Giúp Hs hiểu Thế nào là tự làm lấy công việc của mình. Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Tùy theo độ tuổi của trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình. - HS cố gắng làm lấy những công việc của mình trong học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà. - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân. II/ CHUẨN BỊ: * GV: Giấy khổ to ghi nội dung cho hoạt động 3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ Gv gọi 2 Hs lên bảng trả lời câu hỏi: H:Thế nào là tự làm lấy công việc của mình ? (là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác) H: Tự làm lấy công việc của mình có ích lợi gì? ( giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.) Gv nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài , ghi đề: b)Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV * Hoạt động 1: liên hệ thực tế. GV y/c HS tự liên hệ: H: Các em đã từng tự làm lấy những công việc của mình ? H:Các em đã thực hiện công việc đó như thế nào? H: Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc? 1 số Hs trình bày trước lớp. GV kết luận: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo gương bạn. * Hoạt động 2: Đóng vai. GV giao cho nhóm 1 xử lí tình huống 1. Nhóm 2 xử lí tình huống 2. Rồi thể hiện qua trò chơiđóng vai. Tình huống 1: Ở nhà Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên Hạnh thế nào? Tình huống 2: Hôm nay đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo: “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ làm trực nhật thay cho”. Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó? +Gv nhận xét, chốt lại: Nếu có mặt ở đó, em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. - Xuân nên tự mình làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. HS làm bài tập 5 vào VBT đạo đức: yêu cầu các em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô dấu + trước ý kiến mà em đồng ý, dấu – trước ý kiến em không đồng ý. + a, Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình. + b, Trẻ em có quyền tham gia đánh giá những việc mình làm. c, Vì mỗi người tự làm lấy công việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác. d, Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình yêu thích. e, Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến việc của mình. g, Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình. GV gọi một số em nêu kết quả của mình trước lớp. GV kết luận: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em sẽ mau chóng tiến bộ và được mọi người quý mến. HOẠT ĐỘNG CỦA HS + HS trả lời. Hs thảo luận nhóm theo nhóm. Đại diện các nhóm lên bảng trình bày trò chơi đóng vai trước lớp. Cả lớp quan sát, theo dõi. Các nhóm khác bổ sung thêm. Hs nhắc lại. HS làm bài vào VBT 3. Củng cố – dặn dò. Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức. Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em . Nhận xét bài học. CHÍNH TẢ(NGHE VIẾT) (TIẾT 12) NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I/ MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe- viết chính xác một đoạn của bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học”.Biết viết hoa các chữ cái đầu dòng, đầu câu , ghi đúng các dấu câu. -Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: eo/ oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm hoặc vần dễ lẫn( s/x, ươn/ ương). II/ CHUẨN BỊ: * GV: Bảng phụ viết BT2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Kiểm tra bài cũ: - Gv mời 3 Hs lên bảng viết , lớp viết vào bảng con các từ: lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu, khỏe khoắn. Gv và cả lớp nhận xét. 2) Bài mới. a.Giới thiệu bài , ghi đề. b.Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1: Hướng dẫn nghe- viết. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một lần đoạn viết. Gv mời 2 HS đoạc lại đoạn văn sẽ viết. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ: + Đoạn viết gồm có mấy câu? + Các chữ đầu câu thường viết thế nào? - Gv hướng dẫn các em viết ra bảng con những từ dễ viết sai. - Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv theo dõi, uốn nắn. - GV đọc lại cho HS soát lỗi chính tả. -Gv chấm chữa bài - Gv yêu cầu Hs tự chưã lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu. + Bài tập 3:( lựa chọn) - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài phần b. Hs làm vào VBT. Sau đó chữa bài. Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu b) Mướng – thưởng – nướng. HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. +Bốn câu +Viết hoa. Hs viết rabảng con: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs làm vào VBT. Hs nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò. - Về xem và tập viết lại từ khó. - Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. - Nhận xét tiết học. ---------------------------------------- SINH HOẠT LỚP ( TIẾT 6) SINH HOẠT CUỐI TUẦN 6 I.MỤC ĐÍCH. HS có tinh thần phê và tự phê tốt. Giáo dục HS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. TIẾN HÀNH SINH HOẠT Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp sinh hoạt GV cho các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Các tổ trưởng báo cáo kết qua thi đua trong tuần .Cá nhân bổ sung ý kiến. GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua : *Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài - Một vài bạn có cố gắng phấn đấu trong học tập . - Các em đã tham gia phong trào thi đua hoa điểm 10 chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục 15/ 10 và ngày phụ nữ Việt Nam 20/ 10. - Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Các em ăn mặc đồng phục gọn gàng đúng tác phong của người học sinh. * Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, chữ viết xấu cần rèn luyện thêm, chưa thộc bảng nhân- chia như các em: Sỹ, H Sik, Thuyên Về nhà chưa học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Tuyên dương Phê bình: HS tự bình chọn – GV bổ sung góp ý. * Kế hoach tuần 7 - Phát huy các mặt mạnh mà các em đã đạt được trong tuần qua.GV nhắc nhở các em phải học bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Thi đua học tốt giữa các tổ. GV phân nhóm học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. IV/ Dạy an toàn giao thông: Bài 6 -------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuần 6.doc
Giáo án liên quan