- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.)
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Nhận biết một phần mấy của một số.
* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 34 Lớp 2C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột trong những sản phẩm đồ chơi đã học”.
+ Gấp, cắt dán xúc xích.
+ Đồng hồ đeo tay.
- Giáo viên cho HS quan sát các vật mẫu.
- Giáo viên nêu yêu cầu: sản phẩm nộp phải đúng kĩ thuật: nếp gấp sát và phẳng, cắt thẳng, dán cân đối, màu sắc hài hòa, trang trí đẹp mắt.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý nhắc nhở học sinh còn lúng túng.
HĐ 3. Đánh giá.
- Gviên và học sinh cùng nhận xét đánh giá.
- Hoàn thành tốt.
- Hoàn thành.
- Chưa hoàn thành.
(Với học sinh khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học).
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
*Hoạt động tiếp nối:
- Gấp, cắt, dán các đồ chơi đã học ở nàh. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tự chọn một trong những nội dung đã học: xúc xích, đồng hồ đeo tay để làm bài.
- Quan sát.
- Học sinh thực hiện.
- HS theo dõi.
- Học sinh tự nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hoàn thành tốt: cắt thẳng, thực hiện đúng quy trình, cân đối.
- Hoàn thành: Thực hiện tương đối so với hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành: cắt không thẳng, không đúng quy định, chưa thành sản phẩm.
- Lắng nghe và thực hiện.
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VẼ TRANH THEO CHỦ ĐIỂM
I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :
Mở mang trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng và góp phần hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục tính tập thể và tính hợp tác nhanh chóng hoàn thành công việc chung.
Góp phần động viên giúp HS phát triển tính tự chủ.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ Nội dung :
Vẽ tranh, văn nghệ theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.
2/Hình thức hoạt động :
Thi vẽ giữa các nhóm.
Thi biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
III/ CHUẨN BỊ :
Giấy vẽ khổ lớn.
Bút màu, bút chì…..
IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/ Giới thiệu :
GVCN phổ biến nội dung theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.
Chia HS thành 6 nhóm vẽ (mỗi nhóm 5 – 6 HS)
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Khởi động
Lớp hát tập thể một bài: Trái đất này……….
Bài hát nói lên điều gì? (Tình đoàn kết của thiếu nhi trên khắp thế giới)
Em hiểu đoàn kết là gì? Hữu nghị là gì?
Tình hữu nghị có ích lợi gì?(Hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để thế giới hòa bình không có chiến tranh xảy ra)
Em hiểu câu sau như thế nào?
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chuyển ý: Vậy thì bây giờ các em hãy đoàn kết lại để hoàn thành bài vẽ tranh theo chủ đề của bài học hôm nay nhé.
*Hoạt động 2 : Thi vẽ
GV nêu yêu cầu: Các nhóm thi vẽ một bức tranh theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.
GV phát giấy khổ to cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu. GV đến từng nhóm giúp đỡ. Nhắc nhở cách trình bày tô màu.
*Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm
Cử 4 bạn của 4 tổ làm BGK
Các nhóm trưng bày sản phẩm lên bảng lớn.
Đại diện từng nhóm lên giới thiệu bức tranh của nhóm mình vừa vẽ
Cả lớp và GV nhận xét- Bình chọn nhóm vẽ đẹp, đúng chủ đề.
*Hoạt động 4 : Thi văn nghệ
Mỗi nhóm cử đại diện lên thi
Các nhóm lần lượt biểu diễn văn nghệ.
Nhận xét- Ghi điểm.
Thông báo kết quả, tổng kết tuyên dương.
V/ HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
GV nhắc nhở HS cố gắng học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau với chủ điểm:Bác Hồ Kính Yêu.
Thứ sáu ngày 09 tháng 5 năm 2014
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Bài: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
(Nghe - Viết)
I. Mục tiêu:
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HDHS nghe - viết.
- Đọc mẫu.
+ Đoạn văn này nói về điều gì?
+ Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu ?
+ Những con bê cái thì ra sao ?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+ Những chữ nào phải viết hoa ?
* HDHS viết từ khó :
-Gợi ý HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Đọc cho HS viết chính tả
- Yêu cầu đọc lại bài viết.
- Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Thu vở, chấm, chữa bài.
- Thu 7, 8 vở để chấm.
- Chấm, trả vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
(1 HS đọc câu hỏi, một HS tìm từ)
- Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà chép lại bài cho đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 học sinh đọc lại đoạn chép.
+ Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
+Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
+ Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
+ Hồ Giáo,...
+ Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
- HS nêu và luyện viết đúng: Quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
- Lớp viết bảng con từng từ.
- 2 HS đọc lại bài.
- Nghe và nhớ cả câu, cả cụm từ rồi mới ghi vào vở.
- Soát lỗi, sửa sai bằng bút chì.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Học sinh đọc yêu cầu.
HS1:Chỉ nơi tập trung đông người mua bán
HS2:Chợ.
* Tiến hành tương tự với các phần còn lại:
a. Chợ- chờ- tròn.
b. Bão- hổ- , rảnh rỗi, rỗi, ...
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 21; bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng làm bài 4.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4: Khuyến khích HSKG
- Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Khuyến khích HSKG thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
*Hoạt động tiếp nối:
- Tổng kết tiết học
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài làm
Chu vi hình tâm giác đó là:
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
Đáp số: 80 cm
- Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
- Các cạnh bằng nhau.
- Thực hiện phép nhân 5cm x 4.
- Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
- HS kết luận.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu
-Dựa vài các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân(BT1).
- Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản, chân thật(BT2).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu 3, 4 HS lên kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HDHS làm bài tập.:
*Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu kể về gì?
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể (không phải là trả lời câu hỏi).
- Yêu cầu 2, 3 HS kể về người thân của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: Yêu cầu viết lại các câu trả lời vào vở.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
*Hoạt động tiếp nối:
- Qua bài các con đã biết kể ngắn về người thân, chúng ta thêm yêu quí nghề nghiệp của những người thân.
- Nhận xét tiết học.
- 3, 4 HS lên kể.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Hãy kể về một người thân của con (bố, mẹ, chú hoặc dì) theo các câu hỏi gợi ý.
- Bài yêu cầu kể về nghề nghiệp của người thân.
- Người thân có thể là bố, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà,…
- HS kể về người thân.
Bố em là kỹ sư ở nhà máy bột sắn của tỉnh. Hằng ngày bố phải đi làm từ sáng sớm. Công việc của bố rất nặng nhọc, vất vả nhưng rất có ích vì không có bột sắn thì không có thức ăn cho gia xúc, gia cầm, không có nguyên liệu để chế biến mì chính (bột ngọt) được,....
- Nhận xét, bổ sung.
* Viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
- Viết bài chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phảy đúng chỗ, biết nối kết các câu thành bài văn.
- 3,4 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
Đánh giá các hoạt động trong tuần 33:
- Các tổ trưởng tổng kết tình hình của tổ.
-.Lớp trưởng báo cáo tổng kết .
-GV nhận xét chung.
-Học tập:
+ Có nhiều bạn trong lớp tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực.
+ Thực hiện phong trào Rèn chữ giữ vở tương đối tốt.
+ Ý thức tự học của một số bạn tốt.
-Nề nếp:
+Xếp hàng thể dục tốt.
+ Còn có một số bạn còn nói chuyện trong giờ học.
-Vệ sinh:
+ Vệ sinh cá nhân tương đối tốt
+ Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
+ Tổ trực vệ sinh tuần thực hiện tốt .
2. Công việc tuần 34:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất;
Lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi.
Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm đầy đủ trước khi đến lớp ,bài mang đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày .
Thức hiện tốt ATGT.
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh trường lớp.
Tiếp tục thi đua học tập tốt mừng ngày 19 /5 sinh nhật Bác
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 35
Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
Đến trường không ăn quà vặt .
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
File đính kèm:
- lop2 tuan 34 Thai Hong.doc