Giáo án Tuần 32 Buổi 1 Lớp 4

I. MỤC TIÊU :

- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chận rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật .

- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 32 Buổi 1 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èn luyện kỹ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về biển, đảo Việt III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Không kt 2. Bài mới a. GTB-GĐB - Hs lắng nghe b. Nội dung Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam - GV y/c HS thảo luận nhóm, quan sát . 1 HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - HS quan sát và thảo luận - 1 HS lên chỉ bản đồ - Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta. + Những giá trị: Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển... - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta. - HS tiếp tục lần lượt lên chỉ bản đồ. GV nhận xét câu trả lời của học sinh Hoạt động 2: Đảo va quần đảo - GV giải thích nghĩa hai khái niệm: đảo và quần đảo. - HS lắng nghe, ghi nhớ. + Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc. + Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo. Y/C HS thảo luận theo nhóm 5 HS 1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN + Nhóm 1: Vịnh Bắc Bộ các đảo và quần đảo chính + Nhóm 2: Biển miền Trung + Nhóm 3: Biển phía Nam và tây Nam - Đại diện nhóm trả lời các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi "Ai đoán tên đúng" - GV tham khảo trong thiết kết để tổ chức cho HS chơi trò chơi. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài giờ sau ******************************************************************** Thứ bảy ngày 17 tháng 4 năm 2010 Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu : - Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành BT1 - Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật BT2,3. II. Đồ dùng dạy học . - Giấy khổ to và bút dạ III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - 4 HS thực hiện yêu cầu. 2. dạy học bài mới 1- Giới thiệu bài 2- Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. -Hỏi: Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng. - 4 HS tiếp nối nhau phát biểu. + Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả. + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả. + Kết bài mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài. - Gọi HS phát biểu - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi + Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa? + Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa. + Kết bài:Qủa không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh. + Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học? + Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. + Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào? + Mở bài trực tiếp: Mùa xân là mùa công múa. + Kết bài không mở rộng bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. * Chữa bài tập: - Đọc bài, nhận xét bài của bạn. - Gọi HS làm bài tập vào giấy khổ to dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng HS nhận xét, sửa chữa cho từng em. - Nhận xét, cho điểm từng HS viết đạt yêu cầu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn mở bài. - 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài của mình. - Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. III- Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. *********************************************** Lịch sử Kinh thành huế I. Mục tiêu : Sau bài HS có thể mô tả được : -Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế : Sự đồ sộ , vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế . -Tự hào về Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới . II. Đồ dùng dạy học . -Hình minh hoạ SGK , Bản đồ Việt Nam , Sưu tầm tranh ảnh về kinh thành .. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS trả lời câu hỏi : - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? +Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền lực ....? -GV nhận xét cho điểm . B Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng . 2 – Phát triển bài ; *HĐ 1 :.Quá trình xây dựng kinh thành Huế . -GV yêu cầu HS đọc SGK : +Yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế ? -GV tổng kết ý kiến của HS *HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế . -GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh tư liệu đã sưu tầm được về kinh thành Huế . -Cho HS đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế . -GV và HS tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ trình bày . -GV tổng kết nội dung và kết luận : Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta . Ngày 11-12-1993 UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hoá thế giới C Củng cố Dặn dò : -Yêu cầu HS sưu tầm thêm về kinh thành Huế ? -GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK . -Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau -HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét bổ xung . -HS đọc SGK . -2 HS trình bày trước lớp : -HS khác nhận xét , bổ xung . -HS học nhóm . -Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế . -Cử đại diện của nhóm trình bày . -Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . -HS đọc SGK 68 **************************************************** Khoa học Trao đổi chất ở động vật I. Mục tiêu : -Nêu được trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì. -Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật. II. Đồ dùng dạy học . -Hình minh họa trang 128 SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn vào bảng phụ. -Giấy A4. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: +Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống ? +Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp ? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết ? -Nhận xét câu trả lời của HS. 2.Bài mới: -Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất ? *Giới thiệu bài: *Hoạt động 1:Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết. Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu. -Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung. +Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống ? +Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống ? +Quá trình trên được gọi là gì ? +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật ? -Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô-xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các-bô-níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường. *Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường -Hỏi: +Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ? -Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật. -Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải khác. *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS. -Phát giấy cho từng nhóm. -Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. -Gọi HS trình bày. -Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu. 3.Củng cố: -Hỏi: hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật ? 4.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe. -Ví dụ về câu trả lời: Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí. -Trao đồi và trả lời: +Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí. +Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu. +Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật. +Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu. -Lắng nghe. -Trao đổi và trả lời: +Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân. -1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ. -Lắng nghe. -Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ. -Đại diện của 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Lắng nghe. ******************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docTUAN 32B1 LOP4.doc