Giáo án tuần 30, 31 lớp 1

TUẦN 30

 Thứ hai ngày 07 tháng 04 năm 2014

 Tập đọc ( Tiết 32 & 33 )

 Chuyện ở lớp

 SGK/ 100 & 101-Thời gian dự kiến: 70/

A.Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

* - Xác định giá trị. Nhận thức về bản thân.

- Lắng nghe tích cực. Tư duy phê phán.

B. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ có nội dung bài.

 - HS: SGK, vbt

C. Tiến trình dạy học: TIẾT 1

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc: Chú công

=> GV nhận xét bài cũ

Hoạt động 2: Giới thiệu bài qua tranh, ghi tên bài học

* Hướng dẫn HS luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu lần 1.

- HD HS luyện đọc tiếng, từ khó:

 +Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc ->GV gạch chân: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

 + HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng

 + GV giảng từ: bôi bẩn, vuốt tóc.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần 30, 31 lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e tích cực. – Xác định giá trị. - Ra quyết định. – Tư duy phê phán. B. Phương tiện dạy học: - GV: tranh câu chuyện : Dê con nghe lời mẹ - HS: SGK C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ. - Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc (?) Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - GV nhận xét bài cũ. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp. *GV kể toàn bộ câu chuyện. *GV kể theo tranh minh họa. - GV gợi ý cho học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện qua các câu hỏi gợi ý. (?) Chuyện gì xảy ra khi Dê mẹ đi vắng? (?) Các chú dê con đã làm gì tránh được âm mưu của Sói? * Đàn Dê con phân tích rất nhanh và đúng giọng hát ngoài cửa không phải là của mẹ nên quyết định không mở cửa. (?) Dê mẹ về khen các con như thế nào? * Lắng nghe các bạn phát biểu và trao đổi thống nhất cách nhận xét, đánh giá hành vi và tính cách của từng nhân vật Dê mẹ, đàn Dê con và Sói. - Giáo viên tổ chức cho học sinh xem tranh và tập kể lại – nhóm đôi. (7 phút) - GV cho học sinh thi đua kể - GV lưu ý sửa giọng kể cho các em. => Thư giãn - Tiếp tục cho học sinh thi đua kể dưới nhiều hình thức. - Tổ chức cho học sinh kể theo vai. =>Câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì?( cần phải có tính cẩn thận khi cha mẹ không có ở nhà, tránh những nguy hiểm cần thiết) * HS nhận biết được ý nghĩa câu chuyện: Đàn Dê con biết nghe lời mẹ và rất thông minh, tự tin nên đã không bị mắc mưu của Sói. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Về tập kể lại câu chuyện. D. Bổ sung: HS thi kể giữa các nhóm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************** Toán ( Tiết 123 ) Thực hành SGK/ 165 -Thời gian dự kiến: 35/ A. Mục tiêu: - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 B. Phương tiện dạy học: - GV: SGK, Bảng phụ, - HS: SGK, đồng hồ C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ - GV cho 04 HS nhìn đồng hồ và đọc giờ - Học sinh cả lớp làm bảng con -> Giáo viên nhận xét bài cũ Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Biết đọc, viết giờ đúng - 01Học sinh đọc yêu cầu – 05 học sinh làm bảng phụ - Cả lớp làm vở Toán- GV hướng dẫn học sinh sửa bài. Bài 2: Vẽ kim ngắn trên đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày -HS nêu yêu cầu, trao đổi nhóm 4 - Cả lớp làm bài trên phiếu , học sinh sửa bài làm ở bảng phụ theo nhóm 4 - GV nhận xét - học sinh đổi kiểm tra chéo. => Thư giãn Bài 3: Biết xác định thời gian trong ngày, đọc giờ đúng - GV cho học sinh làm bài dưới hình thức phiếu học tập - thi đua theo nhóm-các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng cài. - Cho các nhóm đại diện trình bày lại, các nhóm cùng sửa bài. -> Giáo viên nhận xét, tuyên dương Bài 4: Vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày - Tương tự bài 2 Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh thi đua vặn đồng hồ theo thời khóa biểu hằng ngày. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************** Thủ công ( Tiết 31 ) CẮT, DÁN HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 2 ) SGV/ 239…241 -thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán các nan giấy. - Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng. - Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn gảin. Hàng rào có thể chưa cân đối. * GV cho học sinh vệ sinh lớp học. B. Phương tiện dạy học: - GV: hàng rào đơn giản, dụng cụ thủ công. - HS: dụng cụ thủ công C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ của học sinh. Hoạt động 2: GT bài mới Hoạt động 3: Nêu lại quy trình cắt, dán - Giáo viên cho các em nhận xét và dặn dò lại cách kẻ hàng rào đơn giản. * Hướng dẫn học sinh cắt, dán hàng rào đơn giản. + Cho học sinh nêu lại cách cắt, dán hàng rào đơn giản. + Giáo viên thực hiện thao tác cắt, dán hàng rào đơn giản- học sinh quan sát. + Học sinh thực hiện cắt hình, dán hàng rào đơn giản. * Hướng dẫn học sinh dán hình hàng rào đơn giản. + Giáo viên dán mẫu. + Học sinh nhắc lại những lưu ý khi dán hình ( bôi hồ 1 lớp mỏng, dán vuốt đều về các phía). Hoạt động 4: Thực hành Cá nhân học sinh thực hành theo các bước giáo viên đã hướng dẫn lại một lần nữa – thi đua theo nhóm. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm. Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm Các nhóm trình bày sản phẩm tại góc học tập. - Chọn sản phẩm đẹp cho học sinh xem, nhận xét. - Tuyên dương khích lệ học sinh. Hoạt động 6: TÍCH HỢP NGLL (10P) * GV cho học sinh vệ sinh lớp học. Hoạt động 7: Củng cố dặn dò: - Về nhà tập kẻ, cắt, dán hàng rào đơn giản. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ******************************************************* Thứ sáu ngày 18 tháng 04 năm 2014 Tập đọc:( Tiết 42 & 43 ) Hai chị em SGK/ 115 & 116 -Thời gian dự kiến: 70/ A.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). * - Xác định giá trị. – Ra quyết định. - Phản hồi, lắng nghe tích cực. – Tư duy sáng tạo. B. Phương tiện dạy học: - GV: SGK, Bảng phụ có nội dung bài. - HS: SGK, VBT C. Tiến trình dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “ Kể cho bé nghe.” - GV cho học sinh thi đua HTL và trả lời câu hỏi trong bài. - Nhận xét bài cũ Hoạt động 2: GTB: HS quan sát tranh, nêu nội dung, rút tên bài học Hoạt động 3: *Hướng dẫn HS luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu lần 1. - HD HS luyện đọc tiếng, từ khó: + Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc ->nêu lên->GV gạch chân: vui vẻ, lên dây cót, hét lên, giận, buồn chán. + HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng + GV giảng từ: buồn chán. * Hướng dẫn HS luyện đọc câu: - GV cho Hs xác định câu, GV đánh dấu câu - GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài. *Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: GV chia đoạn - GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.( theo nhiều hình thức: đọc mời, nối tiếp, nhóm) - GV cho học sinh đọc thi đua giữa các nhóm - GV cho 1 học sinh đọc cả bài. - Lớp đồng thanh toàn bài =>Thư giãn Hoạt động 4: -GV yêu cầu HS mở sgk, 1 HS đọc toàn bài - HD HS làm theo yêu cầu sgk - Ôn vần: et, oet. (?) Tìm tiếng trong bài có vần et, oet. (?) Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet (?) Đặt câu có vần et, oet. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc toàn bài - Học sinh mở sách đọc thầm - Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài- nêu câu hỏi cho HS trả lời: (?) Cậu em làm gì khi: - Chị đụng vào con gấu bông? - Chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ (?) Vì sao cậu em thấy buồn chán khi chơi một mình? * Chị của cậu bé đã phân tích đúng điểm yếu của em trai, chơi một mình sẽ thấy buồn nên quyết định dạy cho cậu một bài học: Không tranh giành với em nữa, làm vẻ giận và bỏ đi học bài. *Luyện nói: kể các trò chơi em thường chơi với các anh chị. =>Thư giãn Hoạt động 2: HDHS Luyện đọc SGK - Học sinh mở sách đọc thầm, luyện đọc theo nhiều hình thức + Đọc nối tiếp nhau từng câu -> hết bài. + Đọc nối tiếp nhau từng đoạn -> hết bài. + Đọc cả bài. Hoạt động 3: Làm VBT Bài 1:Học sinh đọc yêu cầu – tự làm bài - các em đọc bài lên sửa. Bài 2:Học sinh đọc yêu cầu – tự làm bài – sửa bài ở bảng phụ. Bài 3:Học sinh đọc yêu cầu – tự làm bài – sửa bài thi đua theo dãy. Bài 4: Thi đua sửa bài cá nhân dưới hình thức nói nhanh. D. Bổ sung: Thi đọc giữa các nhóm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… **************************** Toán ( Tiết 124 ) Luyện tập. SGK/ 167 -Thời gian dự kiến: 35/ A. Mục tiêu: - Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; - Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 B. Phương tiện dạy học: - GV: Đồng hồ, bảng phụ - HS: SGK, đồng hồ C. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: KT bài cũ - Cho học sinh ôn lại cách xem giờ đúng và cách vặn đồng hồ theo yêu cầu. Học sinh làm việc theo nhóm. - Gọi 4 học sinh lên làm thực hiện. - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: Biết xem giờ đúng - Cá nhân học sinh tự làm bài – sửa bài tiếp sức ( nối giờ kết quả phù hợp theo từng đồng hồ). Bài 2: Xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; -Học sinh đọc đề toán - HS thực hành trên đồng hồ theo nhóm 4 - Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét. GV chốt kq Bài 3: Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày - HS nêu yêu cầu, đọc nối tiếp theo như SGK - Tổ chức thi đua theo nhóm -> nhóm nào đính xong trước thì thắng Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh thi đua vẽ thêm kim ngắn vào đồng hồ để có thời gian đúng. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************************** Sinh hoạt tập thể: ( Tiết 31 ) Tổng kết cuối tuần Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Tổng kết các hoạt động tuần qua. HS mạnh dạn nêu khuyết điểm để khắc phục. - Nắm được các việc cần làm tuần sau. B. PT Dạy học Nội dung sinh hoạt C. Tiến trình lên lớp: - Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động trong tổ tuần qua - Giáo viên nhận xét lại tất cả các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua. - Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt. - Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau). - Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc. - Giao việc tuần sau: duy trì sĩ số, có ý thức học tốt, ổn định nề nếp. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA NGA 14 TUAN 3031.doc
Giáo án liên quan