Giáo án Tuần 3 Lớp 3C - Nguyễn Thị Lệ Thuỷ

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ: bối rối, thì thào. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau.

Dựa vào gợi ý SGK, biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan.

2. Kĩ năng: Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Thay dổi giọng kể phù hợp với nội dung, phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt; nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương, nhường nhịn giúp đỡ nhau giữa những người thân trong gia đình.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 3 Lớp 3C - Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết ra giấy từ chỉ sự so sánh - 2 HS trình bày miệng Bài 3(24) - HS đọc đề bài - GV: Bài tập yêu cầu ta làm gì? - HS làm bài tập vào vở bài tập - GV chấm chữa bài 3. Củng cố dặn dò - GV nhấn mạnh các từ chỉ sự so sánh thường gặp và sử dụng dấu câu khi nói và viết - Dặn về nhà xem lại các bài tập Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2005 tập làm văn Kể về gia đình Điền vào giấy tờ in sẵn I) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. 2. Kĩ năng: Nói thành thạo, trôi chảy về các thành viên trong gia đình, trình bày đúng theo mẫu đơn 3. Thái độ: Yêu quý mọi người trong gia đình, có ý thức viết giấy xin phép khi nghỉ học. II) Đồ dùng dạy học HS:VBT tiếng việt 3 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ HS nêu trình tự một lá đơn xin vào Đội gồm những phần nào? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1(28) - 1HS đọc yêu cầu đề bài - GV chép đề bài lên bảng, và giúp HS nắm được yêu cầu đề bài: kể về gia đình, cần nói 5 – 7 câu. - HS làm bài theo nhóm đôi kể về gia đình - Đại diện một số nhóm trình bày - GV nhận xát tuyên dương Bài 2 (28) - HS đọc yêu cầu bài tập - GV nêu yêu cầu bài tập - HS đọc mẫu đơn SGK(28) -HS nêu trìmh tự một lá đơn - GV lưư ý HS mục lý do nghỉ học cần ghi đúng sự thật. - HS lấy VBT ra làm bài điền đúng vào nội dung lá đơn - GV chấm một số bài ,nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại cách trình bày lá đơn - GV nhắc HS nhớ mẫu đơn để viết đơn xin nghỉ học. đạo đức Bài 2: Giữ lời hứa I) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là giữ lời hứa, vì sao phải giữ lời hứa. 2. Kĩ năng: Biêt giữ lời hứa với bạn và mọi người. 3. Thái độ: Quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người thất hứa. II) Đồ dùng dạy học HS: VBT đạo đức 3 GV: Phiếu học tập ghi nội dung hai tình huống III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ Để thể hiện lòng kính yêu Bác, em cần phải làm gì? GV nhận xét HS trả lời và đánh giá . 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động1 +) Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. +) Cách tiến hành: - GV kể chuyện: Chiếc vòng bạc - HS nghe GV kể, sau đó kể lại - GV nêu câu hỏi SGK - HS thảo luận các câu hỏi SGK - GV hỏi thêm: Thế nào là giữ lời hứa? - Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào? - HS trả lời +) GV kết luận về thế nào là việc giữ lời hứa. c. Hoạt động2: +)Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cầ làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác. +) Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao phiếu và công việc cho các nhóm xử lí tình huống - HS các nhóm thảo luận tình huống - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận qua 2 tình huống trên d.Hoạt động 3: +) Mục tiêu: HS biết tự đánh giá viêc giữ lời hứa của bản thân +) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi liên hệ SGK - HS tự liên hệ bản thân - GV tuyên dương HS. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài học - Nhắc HS cần biết giữ lời hứa và thực hành lời hứa. toán Luyện tập I) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Củng cố cách xem giờ, các phần bằng nhau của đơn vị, phép nhân, so sánh giá trị số, giải toán có lời văn. 2. Kĩ năng: Trình bày bài khoa học. 3. Thái độ: Có ý thức cần cù chăm chỉ học tập II) Đồ dùng dạy học GV: mô hình đồng hồ III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ HS đọc số giờ trên đồng hồ bài 1(15) 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1(17) - GV dùng mô hình đồng hồ xoay số giờ trên đồng hồ - HS đọc số giờ trên đồng hồ GV xoay - Cả lớp nhận xét - GV củng cố lại cách xem đồng hồ Bài 2 (17) - GV viết tóm tắt lên bảng - HS đọc bài toán qua tóm tắt, sau đó giải vở nháp, bảng lớp - GV chữa bài, lưư ý HS cách ghi phép tính của bài toán. Bài 3(17) - HS mở SGK, đọc đề bài - GV gợi ý cách khoanh 1/3 số quả cam - HS khoanh và nêu cách làm - GV hướng dẫnlại cho HS hiểu kĩ hơn. - Tương tự HS làm phần b Bài 4(17) - HS làm bài vào vở - GV chấm chữa bài 3. Củng cố dặn dò - GV cho HS chơi trò chơi đọc số giờ trên đồng hồ bằng cáh quay để HS đọc nhanh. tự nhiên và xã hội Máu và cơ quan tuần hoàn I/) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: HS có khả năng trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu, chức năng của cơ quan tuần hoàn, kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. 2. Kĩ năng: Phân biệt được các thành phần trong máu và các bộ phận trong cơ quan tuần hoàn. 3. Thái độ: Biết bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn II) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ Nguyên nhân gây lên bệnh lao phổi? Cách đề phòng bệnh lao phổi? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động1: Quan sát và nhận xét +) Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu +) Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm qs hình1,2,3(14) và kết hợp qs 2 ống máu đã được chống đông - HS qs theo nhóm đôi và thảo luận - GV nêu câu hỏi trang14 Bước 2: Đại diện các nhóm đôi trình bày, lớp nhận xét bổ sung c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK +)Mục tiêu: Kể được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn +) Cách tiến hành: Bước1: làm việc theo cặp: - HS qs hình 4 lần lượt 1 em hỏi 1 em trả lời Bước 2: làm việc cả lớp - HS đổi chéo cặp lên trình bày trước lớp - GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm: tim và các mạch máu d. Hoạt động4: Chơi trò chơi tiếp sức +) Mục tiêu: Hiểu được mâch máu đitới mọi cơ quảntong cơ thể +) Cách tiến hành: GV hứơng dẫn HS cách chơi - HS thi chơi giữa 2 đội viíet tên các cơ quan trong cơ thể ở trên bảng lớp - GV nhận xét tuyên dương 2 đội chơi 3. Củng cố dặn dò Cơ quan tuần hoàn có những chức năng gì? Em cần làm gì để giữ gìn cơ quan tuần hoàn? Chuẩn bị bài: Hoạt động tuần hoàn. tập viết Ôn chữ hoa B I) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài ứng dụng 2. Kĩ năng: Viết đúng đẹp chữ B 3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và luôn yêu quý mọi người. II) Đồ dùng dạy học GV: Chữ mẫu, câu ứng dụng, phấn màu HS: bảng con, phấn III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ HS viết bảng con: Â, Ă, L 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn viết trên bảng lớp +) HĐ1: Luyện viết chữ hoa - GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài viết. - GV đưa ra chữ mẫu - HS quan sát chữ mẫu và nhắc lại cách viết các chữ mẫu đó - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết - HS viết bảng con, bảng lớp +) HĐ2: Viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng: Bố Hạ - GV giảng nội dung từ ứng dụng và nêu câu hỏi: Từ ứng dụng có chữ cái nào viết hoa? - Chữ cái nào cao 1 ô? - GV viết mẫu trên bảng lớp - HS theo dõi GV viết mẫu , sau đó viết trên bảng con +) HĐ3: Viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng - GV giảng nội dung câu ứng dụng - Câu ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 2 dòng? - HS viết bảng con: Bầu ,Tuy c. Hướng dẫn viết vở - GV nêu yêu cầu cần viết - HS theo dõi GV hướng dẫn sau đó viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn HS d. Chấm, chữa bài - GV chấm 5 -7 bài, nhận xét bài viết của HS 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại cách viết chữ B - Về nhà viết phần bài ở nhà thủ công Gấp tàu thuỷ hai ống khói( tiết 2) I/ mục đích yêu cầu Như mục đích yêu cầu tiết 1 II) Đồ dùng dạy học HS: Giấy màu, kéo ,keo III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Kiểm tha bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Dạy bài mới a .Giới thiệu bài: b. Hoạt động 3: Thực hành gấp tàu thuỷ - GV yêu cầu HS nêu lại 3 bước gấp tàu thủ hai ống khói - HS nêu miệng - HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói - GV theo dõi giúp đỡ HS gấp - HS trưng bày sản phẩm - GV cùng HS đánh giá sản phẩm HS tại ra 3. Củng cố dặn dò - Về nhà trang trí cho chiếc tàu đẹp hơn thể dục Tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số I) mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : Ôn tập đội hình hàng dọc, điểm số, dóng hàng, quay phải, trái, dàn hàng, dồn hàng. Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy. 2. Kĩ năng: Thực hiện thuần thục ở mức tương đối chủ động, đúng. 3. Thái độ: HS tham gia chơi nhiệt tình II) Đồ dùng dạy học GV: còi III) Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Phần mở đầu - Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng, báo cáo sĩ số - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Cả lớp giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp - Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân 2. Phần cơ bản +) Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, dàn hàng, dồn hàng - Lớp trưởng hô cho cả lớp cùng tập - GV đi đến từng hàng uốn nắn hoặc nhắc những em tập chưa đúng +) Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số - GV giới thiệu, làm mẫu trước 1 lần - HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu - HS tập theo động tác mẫu, rồi tập động tác lẻ - HS tập theo tổ cách tập hợp hàng ngang , sau đó thi đua giữa các tổ +) Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy - GV nhắc tên trò chơi và cáh chơi, cho cả lớp chơi thử. - HS đổi vị trí người chơi và chơi thật 3. Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát - GV hệ thống nội dung bài - Về nhà ôn lại nội dung đã học Sinh hoạt Kiểm điểm nề nếp trong tuần 3 I)Mục đích yêu cầu HS nắm được ưư khuyết điểm trong tuần 3 và phương hướng của tuần 4 II) Nội dung sinh hoạt 1. Các tổ trưởng báo cáo 2. Nhận xét của lớp trưởng 3. Đánh giá của GVCN Ưư điểm Hăng hái biểu xây dựng bài: Dương, Tuấn Anh, Thảo. Tuấn, Chi….. Đi học đầy đủ, đúng giờ Nghỉ học có giấy xin phép Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn Hạn chế Chưa soạn sách vở đầy đủ trước khi đến lớp Bài tập về nhà đôi khi có em chưa làm: Tú, Thanh, Loan… Đồ dùng học tạp còn quên ở nhà: Đức Anh, Trang, Hiệp, Thanh, Tú… Chưa mặc đồng phục theo đúng quy định: Tú, Đức Anh Trong giờ học còn nói chuyện riêng III) Phương hướng tuần sau Phát huy ưư điểm, khắc phục hạn chế nêu trên

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 3(1).doc
Giáo án liên quan