Giáo án Tuần 29 Lớp 3 Năm 2014

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn đẹp của Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.

Trả lời được các câu hỏi sgk.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Sưu tầm .

 - HS: đọc trước bài.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 29 Lớp 3 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Toán - BDHSG Tiết : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố về: Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - HS vận dụng giải các bài tập về đợn vị đo độ dài và đo khối lượng. - HS rèn tính chính xác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - HS : III. Các hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (32): - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS thực hiện mẫu. - Cho HS làm bài vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (32): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài, nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (32): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài, 2 HS làm bảng nhóm, chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 : - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bảng . - GV chấm, chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đo diện tích. - Kiểm tra sĩ số. - HS nghe. - HS làm bài vào bảng con: a. 2341 m = 2,341 km b. 135 cm = 1,35 m c. 5672 kg = 5,672 tấn a. Có đơn vị đo là ki- lô- mét: 6 km 123 m = 6,123 km 564 m = 0,564 km b. Có đơn vị đo là đề- xi- mét: 1 dm 2 cm = 1,2 dm 12 dm 3 cm = 12,3 dm a. Có đơn vị đo là tấn: 1 tấn 123 kg = 1,123 tấn 351 kg = 0,351 tấn 515 kg = 0,515 tấn b. Có đơn vị đo là ki- lô- gam: 2 kg 500 g = 2,5 kg 0 kg 50 g = 0,005 kg 12 g = 0,012 kg Bài giải Số gạo tẻ có trong kho là: 32 x 50 = 1600 (kg) Số gạo nếp có trong kho là: 59 x 45 = 2655 (kg) Tất cả số gạo có trong kho là: 1600 + 2655 = 4255 (kg) Đổi 4255 kg = 4,255 tấn Đáp số: 4,255 tấn - HS nghe. Ngày soạn : Thứ bảy ngày 16 tháng 3 năm 2013. Ngày dạy : Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013. ( Chuyển dạy : Ngày ... / ./) Tuần 29 : Tiết 145 : Toán Bài : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo) I. Mục tiêu: Biết: - Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Mối quan hệ giữa một số ĐV đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK. Bảng phụ - HS : Giấy nháp, vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động học tập: *Bài tập 1 (153): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân. - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2 phần a. - trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (153): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (153): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 3 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cho HS làm ở nhà. * Kết quả: a) 4,382 km ; 2,079m ; 0,7 km b) 7,4 m ; 5,09 m ; 5,075 m * Kết quả: a) 2,35 kg ; 1,065 kg b) 8,76 tấn ; 2,077 tấn * Kết quả: 0,5 m = 50 cm 0,075 km = 75 m 0,064 kg = 64 g 0,08 tấn = 80 kg * Kết quả: 3576 m = 3,576 km 53 cm = 0,53 cm đọc và viết vào vở 4,382 km; 2,079m ;0,7 km 7,4 m ; 5,09 m 5,075 m 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Tuần 29 : Tiết 50: Luyện từ và câu Bài : Ôn tập về dấu câu(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) I. Mục tiêu: - Tìm dược dấu câu thích hợp để diền vào đoạn văn(BT1) chũa dược các vế câu và lý giải được vì sao lại chữa như vậy(BT2) đặt câu và dùng dấu câu thích họp (BT3) II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK. Bảng phụ Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập - HS : Giấy nháp, vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động học tập: *Bài tập 1 (115): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. - GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm ; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than. - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2 (115): - Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi. - GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi , câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy. - GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm. - Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3 (116): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào? - Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm. - Mời một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. *Lời giải : Các dấu cần điền lần lượt là: (!) , (?), (!), (!), (.), (!), (.), (?), (!), (!), (!), (?), (!), (.), (.) *Lời giải: - Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu. - Câu 4: Chà! - Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à? - Câu 6: Giỏi thật đấy! - Câu 7: Không! - Câu 8: Tớ không có …anh tớ giặt giúp. - Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam. *VD về lời giải: a) Chị mở cửa sổ giúp em với! b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà? c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời! d) Ôi, búp bê đẹp quá! Chú ý nghe. làm vào phiếu cùng bạn. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tuần 29 : Tiết 58 : Tập làm văn Bài : Trả bài văn tả cây cối I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối biết phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình ; viết lại được một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - - Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung trước lớp.. HS : - Vở, nháp. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc màn kịch Giu- li- ét- ta hoặc Ma- ri- ô đã được viết lại 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động học tập: * Nhận xét về kết quả làm bài của HS. GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài: - Những ưu điểm chính: - HS chú ý lắng nghe phần nhận xét + Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. cục. + Diễn đạt tốt điển hình: Nghĩa, Dương,Tảo,… + Chữ viết, cách trình bày đẹp: Dương, Lan, - Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. 2.3- Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng học sinh. a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên bảng - Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. nhân, chữa lại. - HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - HS đổi bài soát lỗi. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: - HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. - HS nghe. - GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. d)HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn: + Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại - HS trao đổi, thảo luận. - HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. - Một số HS trình bày. 4. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tuần 29 : Tiết 58: Khoa học Bài: Sự sinh sản và nuôi con của chim I. Mục tiêu: - Biết chim là động vật đẻ trứng. - Nói về sự nuôi con của chim. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Hình trang 118, 119 SGK HS : - Vở, nháp. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ: - Nói về sự nuôi con và đặc điểm sinh sản của ếch? 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động học tập: Hoạt động 1: Quan sát *Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. *Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp. Hai HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi: + So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2. + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, kết luận: SGV trang 186. + H.2a: Quả trứng chưa ấp,… + H.2b: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày… + H.2c: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày… + H.2d: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày… Hoạt động 2: Thảo luận *Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim. *Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việctheo nhóm 7 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận các câu hỏi: + Bạn biết gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, kết luận: SGV trang 187. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTuần 29 Vân (2012-2013).doc