- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật
- Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường nhịn cho bạn quả đào, khi bạn bị ốm.
- GD KNS: Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 29 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2014
Tiết 1
Chính tả
HOA PHƯỢNG
I.Mục tiêu :
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ “Hoa phượng”.
- Làm được bài tập (2) a / b
II. Đồ dùng dạy học : Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập, VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
3-5’
30-35’
20-25’
8-10’
3-5’
A.Kiểm tra :GV đọc các từ: xâu kim, chim
sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược.
B.Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn nghe- viết.
1.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
-Đọc bài thơ “Hoa phượng”
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
-Hướng dẫn HS viết các từ khó trong bài.
2.GV đọc chính tả.
3. Chấm, chữa bài.
GV chấm nhận xét bài viết HS
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài2/97
-Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, các HS khác
làm bài trong VBT.
Bài 2b: s hay x ?
- Khi chữa bài xong yêu cầu HS đọc lại bài
HĐ3. Củng cố, dăn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà soát lại và sửa hết các
lỗi trong bài chính tả , bài tập (nếu có).
- 2HS lên bảng, các HS khác viết trên bảng con.
- 2HS đọc lại bài thơ.
- Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói
với bà,thể hiện sự bất ngờ và thán
phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
- Luyện viết chữ khó trên bảng con:
lấm tấm, chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa.
- HS viết bài.
- HS đổi vở, dùng bút chì chấm bài,
chữa lỗi.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài trong VBT, 2HS lên bảng làm bài.
...xám xịt .....sà xuống ......sát tận chân trỡi xơ xác ....sập xuống ...loảng xoảng... sủi bọt....xi măng...
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------
Tiết 2
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu:
- Biết dáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
- Nghe GV kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện (BT2)
- GD KNS: Giao tiếp; ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK; VBT.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
3-5’
30-35’
8-10’
10-15’
5-7’
3-5’
A. Kiểm tra:
- Gọi 2HS thực hành nói lời chúc mừng-đáp lại lời chúc; 1HS nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt.
B. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1/98 SGK.
- Yêu cầu HS thực hành đóng vai theo các tình huống.
Bài 2/98 SGK.
- Tranh.
- GV kể chuyện Sự tích hoa dạ hương.
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a.Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
b. Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
c.Về sau, cây hoa xin trời điều gì ?
d.Vì sao trời lại cho hoa có hương vào ban đêm ?
- Cứ lần lượt nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho 4 cặp HS thực hành hỏi đáp.
- Cho 2HS thi kể lại câu chuyện.
HĐ2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài tập
a/ Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình./ Cảm ơn bạn đã đến dự ngày sinh nhật của mình.
b/ Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc bác sang năm mới mạnh khoẻ/ hạnh phúc ạ !
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát, nói về nội dung tranh.
- HS trả lời.
...vì ông lão nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ven đường về nhà trồng, hết lòng chăm bón.
- Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy.
- Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để làm vui lòng ông lão.
- Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- 2HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Ca ngợi cây dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng cảm ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------
Tiết 3
Thủ công ( Tiết 1 )
LÀM VÒNG ĐEO TAY
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách làm vòng đeo tay .
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối ) và gấp các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều .
* Với HS khéo tay : Làm được vòng đeo tay .Các nan đều nhau . Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp .
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đồng hồ đeo tay .
- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước .
- Giấy thủ công, bút chì .
III/ PHƯƠNG PHÁP :
- Quan sát , gợi mở , hỏi đáp , thực hành .
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tl
Giáo viên
Học sinh
Ghi chú
3-5’
25-30’
3-5’
1 : Kiểm tra bài cũ
Bài : Làm đồng hồ đeo tay (T2)
- HS nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay .
- GV nhận xét – tuyên dương .
2: Bài mới .
1/ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
- GV giới thiệu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi .
- Vòng đeo tay được làm bằng gì ? Có mấy màu ?
- GV muốn có giấy đủ độ dài để làm vòng đeo vừa tay ta phải dán nối các nan giấy .
2/ GV hướng dẫn mẫu :
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô.
Bước 2 : Dán nối các nan giấy .
+ Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dái 50 ô đến 60 ô, rộng 1 ô. Làm hai nan như vậy .
Bước 3:Gấp các nan giấy . .
+ Dán hai đầu nan như hình 1. Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan ( H2), sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc như H3 .
+ Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết nan giấy . Dán phần cuối của hai nan lại, được sợi dây dài H4 .
Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay .
+ Dán hai đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy H5 .
- GV tổ chức cho HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy .
3: Củng cố - dặn dò .
- HS trưng bày sản phẩm .
- Đánh giá sản phẩm của HS .
Nhận xét tiết học .
Kiểm tra đồ dùng .
- Vòng đeo tay được làm bằng giấy thủ công . Có hai màu .
- HS thực hành trên giấy thủ công .
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------
Tiết 4
Toán
MÉT
I.Mục tiêu :
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vi đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học : Thước mét.
III. Các hoạt động dạy học :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
3-5’
30-35’
1-2’
10-15’
7-8’
5-7’
5-8’
5-8’
3-5’
A.Kiểm tra : Bài 3,4 trang 149.
B.Bài mới
gtb
HĐ1. Giới thiệu mét :
- Đưa ra chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy
vạch 0, vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ
vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng 1mét lên bảng và giới thiệu :
- Đoạn thẳng này dài 1m. Nêu :
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
Yêu cầu HS dùng thước loại 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
H: Đoạn thẳng trên dài mấy đêximét ?
-Vậy 1mét dài mấy đêximet?
-1mét dài mấy xăngtimet ?
HĐ2. Thực hành :
Bài 1/ 150
Gọi 1HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng
con.
Bài 2/ 150
Yêu cầu 2HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Bài 3/150 (HS khá giỏi)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng, cho cả lớp làm bài vào
vở.
Bài 4/ 150
- Yêu cầu HS ước lượng độ dài của vật.Điền
đơn vị vào chỗ chấm thích hợp.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét
với đê-xi-mét, xăng-ti-mét.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dùng thước có vạch chia đêximét để đo
đoạn thẳng GV đã vạch trên bảng lớp.
Đoạn thẳng dài 10dm.
1m = 10dm
1m = 100cm
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài trên bảng con. 1HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng
làm bài.
- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn
cây dừa 5m.
- Cây thông cao bao nhiêu mét ?
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng trình bày bài giải.
- Đọc yêu cầu.
- Ước lượng, điền đơn vị vào chỗ chấm.
a/ Cột cờ trong sân trường cao 10m.
b/ Bút chì dài 19cm.
c/ Cây cau cao 6m.
d/ Chú Tư cao 165cm.
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------
Tiết 5
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 29
- Kế hoạch tuần 30
II.Nội dung sinh hoạt:
- Hát tập thể
Nêu lí do
Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp
Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá.
Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá
Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo)
Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung
III. Kế hoạch tuần 30
- Dạy và học chương trình Tuần 30
- Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, …
- Duy trì kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu.
- Sinh hoạt văn nghệ
DUYỆT CỦA TỔ
………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- giao an lop 2 moi.doc