Giáo án Tuần 25- Lớp 4A

Đọc rành mạch trôi chảy.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* - Tự nhận thức : Xác định được gí trị cá nhân.

 - Ra quyết định.

 - Ứng phó, thương lượng.

 - Tư duy sáng tạo : bình luận, phân tích

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 25- Lớp 4A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận.Cả lớp nhận xét.GV nhận xét và chốt ý: Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu, giáp với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang. Từ thành phố Cần Thơ đến các tỉnh khác bằng nhiều phương tiện như Ô tô, tàu hoả,… *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. -Mục tiêu: Học sinh hiểu thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đồng bằng sông Cửu Long. -Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:Trung tâm kinh tế kinh tế. Kể tên các ngành công nghiệp ở Cần Thơ.Trung tâm văn hoá, khoa học.Trung tâm du lịch.Vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long? -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các nhóm nhận xét, bổ sung.Giáo viên chốt lại ý: Các hàng nông sản,thuỷ sản,phân bón,thốc trừ sâu…Các trường cao đẳng, trung tâm dạy nghề… tham quan du lịch. *GV liên hệ giáo dục HS có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thành phố du lịch. *Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - GV gọi HS đọc lại nội dung của bài học. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung :…………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………….. Thứ sáu ngày 07 tháng 3 năm 2014 ÂM NHẠC Tiết bài: 25 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO – NGHE NHẠC Sgk / 34 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. -Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. *Cho hs nghe bài hát dân ca. II. Phương tiện dạy học: + Gv: Động tác phụ hoạ + Hs: Song loan, thanh phách. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Ôn tập bài hát “Chim sáo”-Ôn TĐN số 5, 6 -Giáo viên gọi 3 học sinh lên hát bài hát “Chim sáo”. -Giáo viên đánh giá, nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng, Bàn tay mẹ và Chim sáo – Nghe nhạc 3. Hoạt động 3 Ôn tập 3 bài hát “Chúc mừng, Bàn tay mẹ và Chim sáo” - Học sinh ôn tập và biểu diễn lần lượt 3 bài hát. - Học sinh hát đồng thanh. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm, cá nhân. + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm + Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. -Gv kiểm tra, đánh giá. 4 . Hoạt động 4 Nghe nhạc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe nhạc: + Trước khi nghe nhạc, Gv giới thiệu tên bài hát, nội dung và hình thức trình diễn tác phẩm. -Cả lớp cùng nghe nhạc. *THHĐNGLL: ND: -GV cho hs nghe bài hát dân ca của 1 số nước trên thế giới. - Thể hiện: cho hs hát theo tổ,nhóm,cá nhân.Vừa hát vừa biểu diễn. 5 . .Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tập làm văn:(tiết 50) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (SGK/75-TGDK:35’) A/Mục tiêu: - Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gían tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; - vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ: GV gọi 3 học sinh đọc BT 3.Giáo viên đánh giá, nhận xét 2/Bài mới: -GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Thực hành. -Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm được bài tập. -Cách tiến hành: Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Học sinh làm bài, GV gọi HS nêu kết quả.Cả lớp và GV nhận xét. + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa. + Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân các loài cây rồi mới nói về cây hoa. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn HS trước khi viết cần chọn cây hoa định viết,viết một đoạn mở bài theo cách gián tiếp-GV treo tranh một số cây.HS làm bài, GV gọi một số em đọc bài làm.Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: 1Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.GV hướng dẫn HS trước khi làm bài cần lập dàn ý cho cây định tả- HS chọn cây đã sưu tầm để viết.Cả lớp làm bài,GV gọi HS đọc lại bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 4: HS thảo luận theo nhóm,viết 1 đoạn văn mở bài giới thiệu bao quát về cây mà em định tả. HS làm bài, GV gọi một số em đọc bài làm.Cả lớp nhận xét, bổ sung. *GDMT : liên hệ giáo dục HS phải có thái độ gần gũi,yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên. *Hoạt động 2: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung :…………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………….. TOÁN Tiết bài: 125 PHÉP CHIA PHÂN SỐ SGK/ 134- Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: -Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. -Bài 1 (3 số đầu), bài 2, bài 3 (a) -Bài 3b, bài 4 dành cho Hs khá, giỏi. II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. III.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Tìm phân số của một số - 1 Học sinh làm bài tập 2/ 135: + Chiều rộng của sân trường là: 120 x 100 (m). Đáp số: 100 m - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 2. Hoạt động 2: GTB: Phép chia phân số 3. Hoạt động 3:Bài mới:-Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. . Giáo viên nêu ví dụ hình chữ nhật ABCD có diện tích m2 , chiều rộng là m. Tính chiều dài hình chữ nhật đó. -Giáo viên giới thiệu phép chia phân số: + * quy tắc: Để thực hiện phép chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. -Gọi 3 Hs nhắc lại. 4.Hoạt động 4: Thực hành Bài 1/136 Hs viết được phân số đảo ngược. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 1Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét Đs:; ; ; ; Bài 2/136 -Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. -Hs đọc yêu cầu. -Hs làm vở- 3 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét -Đs: a.; b.; c. Bài 3/136 Hs thực hiện được phép nhân và chia hai phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 3Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét 5 . Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò: -Về nhà làm bài tập 4/sgk – 136. -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phầnbổsung: …………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………… Khoa học:(tiết 50) NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ. (SGK/100-TGDK:35’) A/Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ: GV gọi HS trả lời một số câu hỏi:Ánh sáng quá mạnh chiếu vào đôi mắt sẽ cảm tháy như thế nào? Đọc sách, làm bài dưới ánh sáng yếu thì mắt như thế nào?GV nhận xét và cho điểm. 2/Bài mới: -GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. -Mục tiêu: Học sinh nhận biết về các vật có nhiệt độ có thấp. Biết sử dụng từ “Nhiệt độ” để diễn tả độ nóng, lạnh. -Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm.Học sinh thảo luận nhóm, quan sát hình 1 SGK/100 nêu nhận xét về mức độ nóng, lạnh của các ly nước→GV gọi HS diễn tả mức độ nóng, lạnh khác nhau của các ly nước. Ly này có nhiệt độ cao hơn ly kia.Đại diện các nhóm nêu kết quả.Cả lớp nhận xét và sửa sai.Giáo viên chốt lại ý, SGK/100. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. -Mục tiêu: Hs nhận biết nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế. -Cách tiến hành: GV giới thiệu hai loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của con người và môi trường.Học sinh làm việc theo nhóm 6,trả lời câu hỏi: Đọc nhiệt kế chỉ nhiệt độ của môi trường, của cơ thể người.Nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh là bao nhiêu? Nhiệt độ nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu? Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.Cả lớp nhận xét.Giáo viên nhận xét, chốt lại ý: Mục bạn cần biết SGK/ 101. *Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung :…………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………….. Sinh hoạt tập thể Tiết 25 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC A. Mục tiêu: - Nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua . - Đồng thời, đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Nhắc nhở, giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Trong tuần vừa qua, đa số tất cả Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 2. Khuyết điểm: Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh còn làm việc riêng trong giờ học. Ở lớp, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng. Tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. C. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Trong hoạt động tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Giáo dục cho Hs hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học tập: Tuần tới, giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 3. Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động trên lớp ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.

File đính kèm:

  • docTUAN 25.doc