Giáo án Tuần 23 Lớp 2

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói).

- Hiểu các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, .

- Hiểu nội dung chuyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 23 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận nhóm đôi. - Một số nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở. - Một số HS đọc bài viết của mình. Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014 TOÁN TIẾT 115: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu - HS biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số còn lại của phép nhân. - Biết cách trình bày bài toán dạng tìm x. Biết giải bài toán có 1 phép tính chia. - Rèn KN tính toán cho HS. - GD HS chăm học toán. II. Thiết bị dạy học - GV: 3 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 2 chấm tròn. Thẻ ghi sẵn: Thừa số - Thừa số - Tích. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu yêu cầu: Tính và nêu tên gọi thành phần của phép tính. 3 × 3 = 4 × 5 = 5 × 6 = 2 × 7 = - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu. 3.2. Hướng dẫn tìm một thừa số của phép nhân. - Gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Hỏi: Nêu phép tính để tìm được số chấm tròn? - Nêu tên gọi các thành phần của phép tính trên? (GV gắn thẻ từ) - Yêu cầu HS: dựa vào phép tính nhân trên, lập phép chia tương ứng? - Vậy nếu lấy tích chia cho một thừa số thì sẽ được thừa số kia. - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn? * Hướng dẫn tìm thừa số chưa biết: - Ghi bảng: x × 2 = 8 - x là gì trong phép nhân? - Muốn tìm thừa số x ta làm ntn? - Vậy x bằng mấy? * Tương tự với phép tính 3 × x = 15 - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm ntn? 3.3. Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - HD HS làm bài: + Từ một phép nhận ta có thể thành lập được bao nhiêu phép chia? + Nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm miệng. - Nhận xét, cho điểm. Bài 2: - Hỏi: Bài toán yêu cầu gì? - GV hướng dẫn mẫu: + x là gì trong phép tính của bài. + Muốn tìm 1 thừa số ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài 3: Tìm y - Gọi HS đọc đề bài. - HD tương tự như bài tập 2. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm bài, nhận xét. Bài 4: Bài toán - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HD HS tìm hiểu bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết có bao nhiêu bàn ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào nháp. - GV nhận xét, chữa bài. 4. Hoạt động nối tiếp: + Củng cố: - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn? - Tổng kết, nhận xét giờ. - HS hát. - 2 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài ra nháp. - Có 6 chấm tròn. - 2 × 3 = 6 - HS nêu: 2 là thừa số, 3 là thừa số, 6 là tích. - HS thành lập phép chia: 6: 2 = 3; 6: 3 = 2 - Ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS đọc x × 2 = 8 - x là thừa số. - Ta lấy tích (8) chia chia cho thừa số còn lại (2). - Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. + Tính nhẩm. + Từ một phép nhận ta có thể thành lập được 2 phép chia. + Lấy tích chia cho một thừa số sẽ được kết quả là thừa số kia. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. - Tìm x (theo mẫu): + x là thừa số chưa biết trong phép nhân. + Ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS làm bảng con. x × 3 = 12 3 × x = 21 x = 12 : 3 x = 21 : 3 x = 4 x = 7 - HS đọc đề bài. - HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - HS làm bài vào nháp. - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét. - Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia. TẬP LÀM VĂN TIẾT 207: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH. VIẾT NỘI QUY I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nghe, nói. Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự. - Rèn kĩ năng viết: biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường. II. Thiết bị dạy học - GV: Nội quy nhà trường, bảng phụ ghi BT2, tranh ảnh hươu sao, con báo. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV tạo ra hai tình huống cần đáp lại lời xin lỗi. Yêu cầu 1 cặp lên bảng thực hành. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu. 3.2. HD làm bài tập: Bài tập 1: (Giảm tải) Bài tập 2: (Giảm tải) Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ nội quy trường, yêu cầu HS đọc bản nội quy. - HD tìm hiểu bản nội quy: + Bản nội quy tên là gì? + Nó gồm mấy điều? - HD HS chọn và trình bày vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy. - Tổ chức cho HS đọc bài của mình. Giải thích vì sao lại chọn chép những điều đó. - GV nhận xét. - GV kiểm tra, chấm vở một số bài. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những em học tích cực. - HS hát. - 1 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp. + Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em. - HS đọc cá nhân, đồng thanh đọc thành tiếng bản nội quy. - HS trả lời. - HS tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy - 5, 6 HS đọc bài làm của mình và giải thích. TOÁN (+) TIẾT 69: ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC TRONG TUẦN I. Mục tiêu - Kiểm tra về bảng chia đã học. - Phép chia, tên gọi thành phần và kết quả của phép chia, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Giải toán có lời văn. - Ôn tập về một phần hai, một phần ba,... - Rèn KN tính toán nhanh chính xác. - GD HS ham học toán. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ bài tập, đề kiểm tra - HS: vở luyện. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu. 3.2. Hoạt động 1: HD luyện tập Bài 1: Số? - GV treo bảng phụ: Số bị chia 24 18 12 27 15 9 Số chia 3 3 3 3 3 3 Thương - HD HS làm bài: + Số cần điền là gì? + Muốn tìm thương ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm nháp. - GV nhận xét, điền vào bảng phụ. Bài 2: Tìm x a) 3 × x = 9 b) x × 2 = 18 c) x × 3 = 15 d) 2 × x = 16 - HD HS làm bài tập. - Muốn tìm một thừa số ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét. 3.3. Hoạt động 2: Kiểm tra trắc nghiệm - Giáo viên phát đề cho HS làm. - Thu chấm bài. 3.4. Hoạt động 3: Chữa bài - GV nêu từng câu cho HS nêu kết quả. - GV chốt ý đúng. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em làm bài tốt. - HS hát. - Đọc yêu cầu bài tập. + Số cần điền là thương. + Ta lấy số bị chia chia cho số chia. - HS làm nháp. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. - Đọc yêu cầu bài tập. - Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS làm vào vở. - 2 HS làm bảng lớp. - HS khác nhận xét. TIẾNG VIỆT TIẾT 115: ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC TRONG TUẦN I. Mục tiêu - Kiểm tra các kiến thức đã học: Tập đọc, chính tả, tập làm văn. Luyện từ và câu: Từ ngữ về muông thú, đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? Cách viết nội quy. - Rèn kĩ năng đọc hiểu, viết câu đúng chính tả. - Giáo dục HS có ý thức học. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ, đề kiểm tra. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu. 3.2. Hoạt động 1: HD luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 phân môn Tập làm văn trong VBT. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Chấm vở, nhận xét bài của học sinh. Bài 2: GV cho HS ôn lại các bài tập đọc đã học trong tuần. Gợi cho HS nhớ lại nội dung: - Trong câu chuyện: Bác sĩ sói + Sói làm gì để lừa Ngựa? + Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào? + Hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. - Trong bài tập đọc: Nội quy Đảo Khỉ + Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều? + Em hiểu những quy định đó như thế nào? - GV nhận xét. 3.3. Hoạt động 2: Kiểm tra trắc nghiệm - Giáo viên phát đề cho HS làm. - Thu chấm bài. 3.4. Hoạt động 3: Chữa bài - GV nêu từng câu cho HS nêu kết quả. - GV chốt ý đúng. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em làm bài tốt. - HS hát. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS luyện đọc 2 bài tập đọc với nhiều hình thức (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh). - Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi GV đưa ra. - HS khác nhận xét. - HS tự làm bài trên giấy. - HS chữa bài. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP. KĨ NĂNG TỰ TIN (BÀI TẬP 2) I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình và kết quả học tập của mình trong tuần vừa qua. - HS có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. - GDKNS: kĩ năng tự tin khi đứng trước đám đông, tự tin làm những việc mình có khả năng làm được. II. Thiết bị dạy học - GV: bảng phụ - HS: bài tập thực hành kĩ năng sống III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung: * Các tổ trưởng nhận xét tổ mình trong tuần vừa qua. * Lớp trưởng nhận xét chung. * GV nhận xét chung + Ưu điểm: - HS đi học đều, đúng giờ. - Đa số HS chuẩn bị tương đối đầy đủ đồ dùng học tập. - Thực hiện tốt hoạt động giữa giờ. - Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến. + Tồn tại: - Còn có hiện tượng nói chuyện riêng, ăn quà. - Còn nhiều em chưa chăm học, không biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. * HS bổ sung ý kiến. * Phương hướng tuần sau: - Duy trì tốt nề nếp lớp. - Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến. - Đẩy mạnh phong trào học tập. Thực hiện tốt quy định chung. - Khắc phục các tồn tại nêu trên. 3. Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự tin. (Bài tập 2) - Gọi HS đọc đề bài. - GV treo các phát biểu lên bảng. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. - GV cùng HS nhận xét. Kết luận: Chúng ta cần tự tin trong giao tiếp. 4. Vui văn nghệ: - Cho HS vui văn nghệ. - HS hát. - Các tổ trưởng và lớp trưởng lên điều hành. - HS lắng nghe. - HS bổ sung ý kiến. - Hãy đánh dấu X vào o trước những biểu hiện tự tin trong giao tiếp với người khác. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm trình bày. o Nói ấp úng, lí nhí. o Mắt không dám nhìn vào người nghe. S Nét mặt, cử chỉ tự nhiên. S Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp để hỗ trợ cho lời nói. S Chủ động đăt câu hỏi cho người khác. S Bình tĩnh trả lời câu hỏi của người khác. o Bắt nạt bạn yếu hơn mình. ........... - Các nhóm khác nhận xét. - Quản ca điều khiển.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 23(1).doc
Giáo án liên quan