Tiết 23 : ĐẠO ĐỨC
Em yêu tổ quốc việt nam (tiết 1 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là VN, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng: - Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
3. Thái độ: - Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
- GV: Băng hình về Tổ quốc VN
Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
43 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 21 - Lớp Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN
Học sinh sửa bài – đổi tập.
Cả lớp nhận xét.
Quan sát số đo và tính diện tích từng mặt.
Làm bài.
Sửa bài – đổi tập.
Học sinh lần lượt nêu các mặt xung quanh. Thực hành trên mẫu vật hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 105 : TOÁN
Diện tích xung quanh – diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh tự hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Học sinh tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: - Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
+ HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
10’
18’
5’
1’
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
“Hình hộp chữ nhật .Hình lập phương “.
Hỏi: 1) Đây là hình gì?
2) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, hãy chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật?
3) Em hãy gọi tên các mặt của hình hộp chữ nhật.
3. Giới thiệu bài mới:
“ Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN”® Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hình thành khái niệm , cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Phương pháp: Thực hành
1) Vừa rồi cô giáo cho mỗi nhóm làm hình hộp chữ nhật có kích thước là chiều dài là 14cm chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
2) Yêu cầu học sinh dùng thước đo lại.
3) Với hình hộp chữ nhật có chiều dài là 14cm, chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này?
4) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt: diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
5) Vậy với chiều dài là 14cm, chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Hãy tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này?
Mời các bạn ngồi theo nhóm để tìm cách tính.
6) Giáo viên chốt lại: nhóm 3 và nhóm 4 đã cho ta cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật rất hay và nhanh. Tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, bạn tìm chu vi đáy, sau đó lấy chu vi đáy nhân với cao ta làm thế nào? Giáo viên gắn quy tắc lên bảng.
7) Vận dụng qui tắc tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, em hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng là 5cm và chiều cao là 3cm (giáo viên ghi tóm tắt lên bảng).
Giáo viên chốt lại (đúng).
8) Chúng ta vừa thực hiện xong cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Bây giờ chúng ta sẽ tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật? Thế diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt lại: Cách nói của bạn là đúng, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật gồm diện tích hai mặt đáy.
9) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với D = 14cm , R = 10cm , C = 8cm
Giáo viên chốt lại: Bạn tính rất chính xác. Vậy muốn tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm sao? (giáo viên gắn quy tắc lên bảng).
10) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 6cm, rộng là 3cm, cao là 10cm
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính S xq , S tp của HHCN
- GV đánh giá bài làm của HS
Bài 2 :
- GV hướng dẫn HS :
+ Diện tích xung quanh của thùng tôn
+ Diện tích đáy của thùng tôn
+ Diện tích thùng tôn ( không nắp)
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu quy tắc, công thức.
Thi đua: dãy A đặt đề dãy B tính.
5. Tổng kết - dặn dò:
Làm bài tập.
Nhận xét tiết học
Hát
1 học sinh: là hình hộp chữ nhật.
1 học sinh: có 6 mặt, dùng tay chỉ từng mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6.
1 học sinh: mặt 1, 2 ® mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 ® mặt xung quanh.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
1 hoặc 2 em trong nhóm dùng thước đo lại và nêu kết quả (các số đo chính xác).
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên (2 học sinh)
Các nhóm thực hiện.
NHÓM 1: (đại diện) trình bày.
Cắt rời 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật (đính 4 mặt bên rời nhau lên bảng.
Tính diện tích của từng mặt.
Mặt 1: D = 10cm , R = 8cm em lấy 10 ´ 8
Mặt 2: D = 14cm , R = 8cm em lấy 14 ´ 8
Mặt 3: D = 10cm , R = 8cm em lấy 10 ´ 8
Mặt 4: D = 14cm , R = 8cm em lấy 14 ´ 8
Tính tổng diện tích của 4 mặt được 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh = 384 (cm2).
NHÓM 2:
Các mặt bên của hình hộp chữ nhật đều có chiều rộng bằng nhau. Nên xếp 4 mặt bên khít lại với nhau và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của hình chữ nhật (tay chỉ hình chữ nhật) và tính số đo của chiều dài này (tay chỉ chiều dài) rồi nhân với chiều rộng của hình chữ nhật, được kết quả giống như nhóm 1 là diện tích xung quanh = 384 (cm2)
NHÓM 3:
Cắt hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (đính lên bảng).
Đồng ý với nhóm 2 là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (tay quét lên mặt bên) chính là diện tích của hình chữ nhật mà chiều dài chính là chu vi đáy (tay chỉ vào hình hộp chữ nhật chu vi đáy) vì có chiều rộng = chiều rộng, chiều dài = chiều dài, chiều rộng = chiều rộng, chiều dài = chiều dài; còn chiều rộng của hình chữ nhật chính là chiểu cao của hình hộp chữ nhật. Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật em lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
NHÓM 4:
Đồng ý cách tính diện tích xung quanh của nhóm 3. Vận dụng:
Trước hết, bước 1 tính chu vi đáy (14 + 10) ´ 2 = 48 (cm)
Bước 2 tìm diện tích xung quanh, lấy chu vi đáy nhân với cao 48 ´ 8 = 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 384 (cm2).
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
Từng học sinh làm bài.
Gọi 2 em sửa bài.
Chu vi đáy:
(8 + 5) ´ 2 = 26 (cm)
Diện tích xung quanh:
26 ´ 3 = 78 (cm2)
Đáp số: 78 cm2
là diện tích của tất cả các mặt.
là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
Từng học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài:
Diện tích 2 đáy:
14 ´ 10 ´ 2 = 280 (cm2)
Diện tích toàn phần:
384 + 280 = 664 (cm2)
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
- Học sinh làm bài – học sinh sửa bài.
Chu vi đáy
(6 + 3) ´ 2 = 18 (cm)
Diện tích xung quanh
18 ´ 10 = 180 (cm2)
Diện tích 2 đáy:
6 ´ 3 ´ 2 = 36 (cm2)
Diện tích toàn phần
180 + 36 = 216 (cm2)
Đáp số: 216 cm2
1 em học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 41 : KHOA HỌC
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Trình bày về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: - Kể ra những ứng dụng năng lượng mặt trời của con người.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy
tính bỏ túi).
- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng
mặt trời
HSø: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
13’
10’
5’
1’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Năng lượng.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
“Năng lượng mặt trời”.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
Nêu vai trò của năng lượng nặt trời đối với sự sống?
Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
GV chốt: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc là mặt trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
v Hoạt động 3: Củng cố.
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
Chiếu sáng
Sưởi ấm
5. Tổng kết - dặn dò:
Xem lại bài + Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1).
Nhận xét tiết học .
Hát
Học sinh tự đặt câu hỏi?
Học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thảo luận theo các câu hỏi.
Ánh sánh và nhiệt.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày, bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK thảo luận. (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ).
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày.
Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 em).
Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
KÍ DUYỆT TUẦN 21:
Khối trưởng
Ban giám hiệu
File đính kèm:
- giaoan-tuan 21.doc