I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr. Ch
-Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ ch
-Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Chuẩn bị
-Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3.Bài mới:
32 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 2: Môn tiếng Việt - Chính tả ( phân biệt tr /ch) bài viết: Mưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh nghe viết chính xác bài thơ Tháng ba của tác giả Lê Thị Mây. Sách bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.
-Làm đúng các bài tập vận dụng kiến thức đã học.
-Giáo dục ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập, vở nháp.
III.Các hạot động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: Kiểm tra việc viết lại 2 bài tập làm văn.
3.Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
-Gv dọc bài Tháng ba 1 lượt
-Bài thơ tả cảnh gì?
-GV đọc bài cho học sinh viết
-đọc lại 1 lượt cho học sinh soát lỗi
-Chấm 10 học sinh-nhận xét bài viết của học sinh.
*Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả:
Bài 1: Những từ nào trong bài được viết hoa vì sao?
Bài 2: Điền s hay x
Ngoài khơi..a
Gió thổi lại
Cho óng nhảy
Cho .óng reo
4.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Nhắc lại nội dung bài
Về nhà viết lại bài cho đẹp.
____________________________________
Luyện từ và câu
Ôn nghệ thuạt nhân hoá, so sánh
I.Mục đích yêu cầu:
-Ôn tập lại biện pháp so sánh và nhân hoá đã học.
-Vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đò dùng dạy học:Hệ thống bài tập.
III.Các hạot động dạy học:
1ổn định.
2.Bài cũ: Nêu các biện pháp so sánh, nhân hoá.
3.Bài mới:
*Hướng dẫn họ sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết lại các hình ảnh so sánh và các từ so sánh trong các câu văn sau:
a)Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn lộng lẫy nhiều tầng.
b) Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
-Học sinh làm bài vào vở.
-1 học sinh lên bảng làm. Gv chốt lại lờ giải đúng.
Bài2: Đọc đoạn thơ sau:
Chân ngựa như sắt thép
Luôn săn đuổi quân thù
Vó ngựa như có mắt
Chẳng vấp ngã bao giờ.
Viết lại những hình ảnh so sánh trong khổ thơ trên:
Học sinh tự làm vào vở.
1học sinh trình bày.
-cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:Gạch dưới những từ ngữ cho biết Ngỗng và Vịt được nhân hoá trong bài thơ dưới đây:
Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi
Cứ giải đọc nhẩm
Làm Vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi:
-Ngỗng ơi! Học! Học!
-Học sinh làm bài.
-1 học sinh chữa bài tập.
-Nhạn xét chốt bài làm đúng.
4.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài và làm các bài tập sách nâng cao Tiếng Việt.
-Bài tập về nhà:
Hãy viết một câu có sử dụng biện pháp nhân háo
a)tả đồ vật b)tả con vật
___________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 10 tháng 8 năm 2010
Toán
Luyện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Củng cố các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
-Vận dụng làm nhanh chính xác bài toán có liên quan.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng:
Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà:
3.bài mới
*Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1:Một tổ có 9 người, phải tưới 365 cây hoa. Hỏi:
a)Mỗi người phải tưới bao nhiêu cây hoa?
b)Nhóm của An có 3 người thì phải tưới bao nhiêu cây hoa?
-GV chép đề bài lên bảng
-Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán vào vở.
-Học sinh làm vào vở.
-1 học sinh lên bảng làm bài tập đó.
-GV và học sinh nhận xét.
Bài 2: Mua 9 can dầu như nhau được tất cả 45 lít dầu ăn. Hỏi mua 7 can dầu như thế thì được bao nhiêu lít?
Bài 3: An mua 5 quyển vở phải trả 10 000 đòng. Bình mua ít hơn Anh 2 quyển vở cùng loại đó. Hỏi Bình phải trả bao nhiêu tiền?
Bài 4:
Bình mua 5 cái bút bi, phải trả 6000 đồng. An mua cùng loại bút bi đó nhưng nhiều hơn Bình 3 cái bút bi. Hỏi An phải trả bao nhiêu tiền?
Bài 5: Lát nền 5 phòng như nhau hết 2625 viên gạch. Hỏi lát nền 3 phòng như thế phải mua bao nhiêu viên gạch?
Bài 6: may 7 bộ quần áo như nhau hết 21 mét vải. Hỏi nếu may ít hơn 1 bộ quần áo thì hết bao nhiêu mét vải?
Bài 7: Mua 5 kg gạo phải trả 20 000 đồng. Mua nhiều hơn 1 kg gạo cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?
*Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên.
*Lần lượt mỗi bài 1 học sinh lên bảng làm .
GV và học sinh nhận xét và chốt kết quả đúng.
*bài 7 gv thu chấm cả lớp.
4.Hoạt động nối tiếp:
-Nhắc lại nội dung on tập.
-Nhận xét buổi học.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong vở bài tập toán nâng cao.
___________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tập làm văn
Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh kể laị bằng lời câu chuyện đã nghe, đã đọc về gương anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
-Viết lại lời kể của mình thành một bài văn kể chuyện.
-Giáo dục lòng khâm phục, kính yêu các anh hùng.
II.Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị các câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định.
2.Bài cũ: Kiểm tra, chữa bài về nhà.
3.Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Đề 1: Hãy mượn lời chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão kể lại câu chuyện “ Chàng trai làng Phù Ung”
-Học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu thể loại.
-Gv kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ung’ (2 lần)
+Hướng dẫn học sinh kể lại bằng lời của Phạm Ngũ Lão
“Tôi là Phạm Ngũ Lão. tôi sinh ra và lớn lên ở làng Phù ủng.”
-2 học sinh kể
-Gv và học sinh nhận xét
*Yêu cầu học sinh viết những điều học sinh kể thành một câu chuyện.
-Gọi 1 học sinh đọc bài trước lớp.
Đề 2: Nghe kể lại câu chuyện “Vượt sông” Bằng lời của chị Bưởi.
-Các bước tiến hành như đề 1
+Hướng dẫn học sinh kể: Mượn lời của chị Bưởi kể lại câu chuyện biểu lộ được sự khâm phục kính yêu đối với chị Bưởi-Một du kích anh hùng.
*Đề 3: Nghe rồi mượn lời của Trần Quốc Toản kể lại câu chuyện bóp nát quả cam.
-Học sinh kể chuyện dựa vào gợi ý;
+Câu chuyện này nói về ai?
+Tại sao Trần Quốc toản lại không được tham gia bàn việc nước?
+Trần Quốc Toản đã làm gì để nói được ý kiến của mình với nhà vua?
+Sau khi nghe Trần Quốc toản nói nhà vua đã làm gì?
+Tại sao phần thưởng vua ban lại bị nát?
+Hãy nêu cảm nghĩ của mình về Trần Quốc Toản?
*GV chấm chữa bài.
-Gọi một vài học sinh viết tốt đọc trước lớp.
-Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Gv nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
Nhắc lại kiến thức.
-Nhận xét giờ học.
Về nhà viết cả ba bài trên.
___________________________________________________________________________
Thứ năm ngày12 tháng 8 năm 2010
Luyện từ và câu
Ôn và cách đặt trả lời câu hỏi: ở đâu? Khi nào?...
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh nắm được bộ phận trả lời cho câu hỏi:
+Khi nào? bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận chỉ thời gian trong câu. Nó có thể nêu thời gian một cách chính xác hoặc chỉ nêu một cách chung chung
+ ở đâu? bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận chỉ thời gian hay địa điểm trong câu.
+Học sinh biết đặt câu hỏi tìm bộ pghận trả lời cho câu hỏi như thé nào? Vì sao?Để làm gì?Bằng gì?
-học sinh biết vận dụng làm bài tập thành thạo.
-Giáo dục học sinh có ý thức nói đúng viết đúng câu văn.
II.Đồ đùn dạy học:
-Hệ thống bài tập.
III> Các hoạt động dạy học
1.ổn định.
2.Bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà:
3.Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Gạch dưới bọ phận trả lời ch câu hỏi Khi nào?
a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tr4òn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Cứ hàng năm, hàng năm,
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời từng sương muối
để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
Bài 2:Trả lời câu hổi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? Và víêt câu trả lời vào chỗ trống
a)Em được mẹ cho đi chơi khi nào?
b)Lúc nào cả nhà em quây quần quanh mâm cơm?
..
c)Bao giờ truơng em tổ chức lễ khai giảng?
.
Bài 3: Đọc bài thơ dưới đây:
Dòng suối thức
Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà
Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây
Núi cao ngủ dưới chân mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh
Gạch dưới các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
-Học sinh làm bài tập vào vở.
-1 học sinh lên bảng làm bài tập.HS nhận xét.GV chốt lại lời giải đúng:
Từ ngữ cần được gạch chân là:Tận thung xa, la đà ngọn cây, giữa chân mây, ngay vệ đường, trên nương, vườn trúc xanh.
Bài 4: đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận in đậm sau;
a)Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình
b)Đàn cá khi thì bơi lội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi.
c)Chim hót líu lo.Nắng bốc hương hoa rằm thơm ngây ngất.
d)Trước cửa nhà em có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây hoa giấy bé nhỏ, nhút nhát và cây cúc đại đoá lộng lẫy, kiêu sa
*Tiến hành như bài trên.
Bài 5:Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao?
a)Cậu bé rất vui vì nhờ con tàu, cậu có thể trở về đất liền.
b)Thỏ đã thua rùa trong một cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ.
c)Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
d)Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
e)Vì thương con cá, lão quyết định thả nó trở về biển.
Bài 6: đặt câu hỏi cho bộ phận được in đạm trong mỗi câu dưới đây:
a)Cô ve sầu phải leo lên tận ngọn cây xà cừ để uống những giọt sương đêm long lanh trên những phiến đá xanh mướt.
b)hai đứa bé nghèo vẫn đang ngồi lơ vơ trên chiếc chõng tre trước mảnh sân đất để chờ trăng lên và chờ được nghe những âm thanh nhộn nhịp của đám rước đèn.
c)Em muốn học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng.
d)Để giành đượcchiến thắng, Sên phải dùng trí khôn.
Bài 7:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì? trong các câu sau:
a)Mái nhà được lợp bằng những tấm ngói đỏ tươi.
b)Bố xới đất trồng lại khóm hoa hồng bằng một chiếc bay nhỏ.
c)Hằng ngày, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy.
d)Đội bóng lớp 4A ghi được bàn thắng bằng một quả sút bóng từ chấm phạt đền.
*Học sinh tự làm các bài tập trên.
-Lần lượt sau mỗi bào tập học sinh lên bảng chữa bài.
-GV và học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng.
4.Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại nội dung tiết học.
-Nhận xét của giáo viên.
-Về nhà học bài.
___________________________________________________________________________
m
File đính kèm:
- Giao an day he lop 3 len lop 4.doc