Giáo án Tuần 2 - Lớp Năm

Đạo đức

Em là học sinh lớp năm

(tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

2. Kĩ năng: Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

3. Thái độ: Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.

- Học sinh: SGK

 

doc39 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 2 - Lớp Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét - Học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số sang phân số, tiến hành cộng. Ÿ Bài 3: - Thực hành tương tự bài 2 - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm Phương pháp: Thực hành, đ.thoại - Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. - Cử đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên bảng làm. - Học sinh còn lại làm vào nháp. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “Luyện tập” - Nhận xét tiết học Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, học sinh nắm được hình thức trình bày số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê. 2. Kĩ năng: Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê biểu bảng. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3 - Trò : SGK III. Các hoạt động dạy và học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. Ÿ Giáo viên nhận xét. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập làm bào cáo thống kê” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Quan sát, thảo luận Ÿ Bài 1: - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập. - Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. - Học sinh lần lượt trả lời. - Cả lớp nhận xét. Ÿ Giáo viên chốt lại. a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận. b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức: - Nêu số liệu - Trình bày bảng số liệu - Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi ích nào? + Người đọc dễ tiếp nhận thông tin + Người đọc có điều kiện so sánh số liệu. c) Tác dụng: Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục. * Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, nhóm Phương pháp: Thực hành, thảo luận Ÿ Bài 2: - Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”. - 1 học sinh đọc phần yêu cầu - Cả lớp đọc thầm lại - Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ. - Đại diện nhóm trình bày Sỉ số lớp: Tổ 1 Tổ 3 Tổ 2 Tổ 4 Số học sinh nữ: Tổ 1 Tổ 3 Tổ 2 Tổ 4 * Hoạt động 3: Củng cố Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại - Cả lớp nhận xét 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” - Nhận xét tiết học Khoa học Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người ẹ và tinh trùng của bố . 2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập - Trò: SGK III. Các hoạt động dạy và học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt) - Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? - Nam: có râu, có tinh trùng - Nữ: mang thai, sinh con - Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? - Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... - Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? - Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... Ÿ Giáo viên cho điểm + nhận xét. - Học sinh nhận xét. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu? * Hoạt động 1: ( Giảng giải ) - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát * Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước: - Học sinh lắng nghe và trả lời. - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người? - Cơ quan sinh dục. -Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? - Tạo ra tinh trùng. - Cơ quan sinh dục nư õ có khả năng gì ? - Tạo ra trứng. * Bước 2: Giảng - Học sinh lắng nghe. - Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. - Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. - Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra 2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi * Hoạt động 2: ( Làm việc với SGK) - Hoạt động nhóm đôi, lớp * Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? - Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày: Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. * Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 / S 11 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng - 2 bạn sẽ chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. _Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp. - Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. - Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu , mình , tay , chân nhưng chưa hoàn chỉnh . - Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình , tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể . Ÿ Giáo viên nhận xét. - Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng * Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua: + Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu? - Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời - Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. + Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? - 3 tháng - 9 tháng 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe” - Nhận xét tiết học Kỹ thuật Đính khuy bốn lỗ ( Tiết 1) I. Mục tiêu: HS cần phải : Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách . Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật . Rèn luyện tính cẩn thận II.Chuẩn bị: Mẫu đính khuy bốn lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ . Vật dụng : khuy , vải , chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu , phấn vạch, thước , kéo . III. Các hoạt động dạy và học: TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - HS hát 4’ 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV nêu câu hỏi : + Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ? - HS trình bày sản phẩm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “ Đính khuy 4 lỗ “(tiết 1) 30’ 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu Hoạt động nhóm , lớp - GV giới thiêu một số mẫu khuy 4 lỗ - HS quan sát mẫu vật + Khuy 4 lỗ có đặc điểm và hình dạng như thế nào ? - Có 4 lỗ ở giữa mặt khuy , có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau . + Quan sát H 1 b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy 4 lỗ ? -Các đường chỉ đính khuy tạo thành 2 đường song song hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy - GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ + Đính khuy 4 lỗ có tác dụng gì ? - GV chốt ý : SGV / 17 Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật Hoạt động cá nhân, lớp - GV nêu vấn đề : + Cách đính khuy 4 lỗ có gì giống và khác nhau với khuy 2 lỗ ? - Cách đính khuy 4 lỗ gần giống như cách đính khuy 2 lỗ, chỉ khác là số đường khâu nhiều gấp đôi . - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác vạch dấu điểm đính khuy - HS nhắc lại và lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác đính khuy 4 lỗ theo 2 cách : + Cách 1 : Tạo 2 đường chỉ song song trên mặt khuy - HS thực hiện thao tác mẫu bằng kim khâu len - Cả lớp theo dõi + Cách 2 : Tạo 2 đường chỉ chéo nhau ở giữa mặt khuy - HS quan sát H 3/ SGK và nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách thứ 2 - GV quan sát và sửa chữa . Hoạt động 3 : Củng cố - GV hình thành ghi nhớ 4. Tổng kết- dặn dò : - Dặn dò : Về nhà thực hành vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy 4 lỗ - Chuẩn bị : Thực hành đính khuy 4 lỗ - Nhận xét tiết học . Hoạt động cá nhân, lớp - HS nhắc lại Hoạt động ngoài giờ

File đính kèm:

  • docgiaoan-tuan02.doc
Giáo án liên quan