Giáo án tuần 19 - Lớp 3A

Tập đọc –Kể chuyện

HAI BÀ TRƯNG

1/ MỤC TIÊU:

A/ Tập đọc:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ;bước đàu biết đọc với giọng phù hợp với diễn bién của truyện .

- Nội dung: Ca ngợi tinh thần anh dũng, buất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.(trả lời được các câu hỏi trong SGK )

B/Kể Chuyện

Kể lại đươc từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ truyện trong SGK .

 - Bảng phụ viết câu, đoạn HD đọc: “ Chúng bắt thuồng luồng.”; “Không!.kinh hồn”

doc28 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần 19 - Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K, G nêu cách viết số và đọc số ở dòng đầu tiên HS trung bình nhắc lại: ( ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị; rồi viết số 2000 vào cột viết số; viết bằng chữ hai nghìn vào cột đọc số.) - HS tự viết tiếp vào nháp - Mời 5 HS TB, Y lần lượt viết tiếp các số còn lại- Cho nhiều HS đứng trước lớp đọc các số vừa lập – nghi nhớ cách đọc các số 0 ở mỗi hàng. * HĐ2: Thực hành + Bài 1: - Cho HS đọc số theo mẫu để làm bài và đổi chéo vở chữa bài. + Bài 2: - HS K, G nêu quy luật từng dãy số; HS TB, Y nêu lại. - HS làm bài cá nhân sau đó nêu miệng chữa bài. - Cho HS lần lượt đọc từng dãy số + Bài 3: - HS K, G nêu đặc điểm từng dãy số; HS TB, Y nêu lại - HS làm bài cá nhân-đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. 3 / Củng cố dặn dò: - HS giỏi- GV nêu lại kiến thức toàn bài. - Nhận xét tiết học- giao bài về nhà: chuẩn bị tiết sau: Các số có bốn chữ số (tiếp) Thủ công Ôn tập chương II: cắt dán chữ cái đơn giản I/Mục tiêu : - Củng cố lại các KT, KN cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS II/ Đồ dùng: - Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II - Giấy thủ công ,thước kẻ,bút chì ,kéo , hồ dán. III/ Các HĐ dạy học: 1 / Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp. * HĐ1: HD HS thực hành - Cho HS quan sát lại từng mẫu các chữ cái đã học và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán. * HĐ2: HS thực hành - GV cho HS thực hành 2 hoặc 3 chữ cái đã học. GV giúp đỡ những HS còn lúng túng. - GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm – nhận xét và đánh giá. 3/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học- giao bài về nhà: Chuẩn bị học bài Đan nong mốt Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2007 Chính tả Trần Bình Trọng I/ Mục đích yêu cầu: 1. Nghe- viết đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài.Viết đúng các dấu câu: đấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, đấu ngoặc kép. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ 2. Làm đúng các BT điền vào chỗ trống ( phân biệt l/n; iêt/iêc ) II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn (3 lần) chỉ những từ ngữ cần điền trong nội dung BT 2b III/ Các HĐ dạy học: 1. Bài cũ: Đọc cho HS viết: thời tiết, xiết tay, thương tiếc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp * HĐ1: HD HS nghe viết: a. Chuẩn bị : - GV, HS đọc đoạn viết - Một HS đọc chú giải trong bài. ? Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao? ? Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào? ? Những chữ nào trong bài chính tả cần viết hoa? Câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm? - HS tự viết những từ dễ mắc lỗi ra nháp HS G, K, GVnêu luật chính tả các từ đó b. GV đọc cho HS viết. c. Chấm, chữa một số bài. * HĐ2: HD HS làm bài tập. Bài tập 2b: HS làm bài cá nhân - HS đọc đoạn văn B và đọc chú giải cuối mỗi đoạn – tự làm bài cá nhân vào nháp. - Mời 3 HS (K ) lên bảng thi điền đúng nhanh- HS- GV nhận xét đánh giá. -HS đọc kết quả đúng – GV sửa lỗi phát âm cho HS. 3/ Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học – giao bài về nhà. Toán Các số có bốn chữ số ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số - Biết viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. II/ Đồ dùng: III/ Các HĐ dạy học : 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài: Trực tiếp * HĐ1: Giúp HS nhận biết cấu tạo thập phân của số có4 chữ số . - Cho HS lên bảng viết và đọc số 5247 – GV hỏi: số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?- HS giỏi nêu cách viết thành tổng của 5 nghìn,2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.- HS làm tương tự với các số tiếp theo * HĐ2: Luyện tập thực hành + Bài 1: - HS nêu y/c của bài. - HS tự làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS Y. - Nhận xét, chữa bài + Bài 2: (Giảm cột phải ýa) - HS nêu y/c của bài - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS Y - Vài HS nêu miệng kết quả chữa bài. - Nhận xét, chữa bài + Bài 3: - GV đọc vài HS viết số trên bảng lớp; dưới lớp viết vào VBT - Nhận xét, chữa bài + Bài 4: - HS nêu y/c của bài. GV HD mẫu một bài. - HS làm bài vào VBT. - Một số HS nêu miệng kq. - Nhận xét, chữa bài. 3 / Củng cố dặn dò: - HS – GV chốt lại kiến thức toàn bài. -Nhận xét tiết học- giao bài về nhà - chuẩn bị tiết sau: Số10 000- Luyện tập Tập viết Ôn chữ hoa N (tiếp theo) I/ Mục đích yêu cầu: Củng cố cách viết chữ viết hoa N ( Nh ) thông qua BT ứng dụng: - Viết tên riêng Nhà Rồng bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng / Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Đồ dùng: - Mẫu chữ viết hoa N ( Nh) - Tên riêng và câu thơ của Tố Hữu viết sẵn trên dòng kẻ ô li. - Bảng con, phấn. III/ Các HĐ dạy học: 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: *HĐ1: HD viết trên bảng con . - GV viết mẫu chữ Nh , R . HS khá giỏi nêu lại cách viết; HS trung bình và yếu nhắc lại. - HS viết bảng con chữ Nh, R. b. Từ ứng dụng: - GV giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở TP. Hồ Chí Minh - HS viết bảng con: Nhà Rồng c. Câu ứng dụng: - GV giới thiệu: Sông Lô- sông , phố Ràng,Cao Lạng, Nhị Hà: Các địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công của quân và dân ta - HS viết bảng con: Ràng, Nhị Hà. * HĐ2 : HD viết vào vở. - HS viết phần bài học ở lớp. *HĐ3: Chấm chữa bài. - GV chấm chữa một số bài và nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm. 3 / Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học- giao bài về nhà: Luyện viết phần bài ở nhà. Thể dục Thầy Văn dạy Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2007 Toán Số 10 000- Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết số 10 000 ( mười nghìn hoạc một vạn ) - Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chụcvà thứ tự các số có 4 chữ số. II/ Đồ dùng : - 10 tấm bìa viết số 1000 (như trong SGK); Bảng phụ kẻ BT3. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : Kiểm tra bài làm ở nhà trong VBT của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp. * HĐ1: Giới thiệu số 10 000. - GV lấy ra 8 tấm bìa ghi số1000 và xếp như SGK : Có mấy nghìn? - Lấy thêm một tấm bìa nữa : tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? - Lờy thêm một tấm bìa ghi số1000 nữa : chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?- GV giới thiệu: 10 000 còn gọi là một vạn. - Cho HS đọc số 10 000 hoạc một vạn. - Số 10 000 hay một vạn là số có mấy chữ số? * HĐ2: Luyện tập + Bài 1: - HS nêu y/c của bài. HS K, G nêu quy luật của từng dãy số (số liền sau hơn số liền trước 1000 đơn vị). - HS viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm vào VBT. - Một số HS đọc từng dãy số đã hoàn chỉnh. - Nhận xét, chữa bài. - HS nhận xét về các số tròn nghìn. + Bài 2: - HS tự làm bài cá nhân vào VBT. GV giúp đỡ HS Y - 1 HS điền số trên bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. + Bài 3: - HS K, G nêu nhận xét về số liền trước số liền sau: số liền trước kém số đã cho 1 đơn vị số liền sau hơn số đã cho 1 đơn vị. - HS tự làm bài cá nhân vào VBT. GV giúp đỡ HS Y - 1số HS nối tiếp nhau điền số trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. + Bài 4: - HS làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS Y. - 1 số HS nêu miệng kq. HS, GV nhận xét, chữa bài. + Bài 5: - Y/c HS đo chiều dài, chiều rộng hình CN rồi viết số đo vào VBT. - HS K, G nhắc lại quy tắc tính chu vi của HCN. - HS tính chu vi HCN và ghi kq vào VBT. GVgiúp đỡ HS Y. - 1số HS nêu kq. HS, GV nhận xét, chữa bài. 3 / Củng cố dặn dò: - GV nêu lại KT trọng tâm của bài. - Nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị bài: Điểm giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Tập làm văn Tiết 19 I/ Mục đích yêu cầu: 1. Rèn KN nói: Nghe kể câu chuyện Chàng chai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. 2. Rèn KN viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp ( viết thành câu ), rõ ràng, đủ ý. II/ Đồ dùng: - Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù ủng - Bảng lớp viết ba câu hỏi gợi ý kể chuyện; Tên : Phạm Ngũ Lão. III/ Các HĐ dạy học: 1. Bài cũ: GV giới thiệu sơ lược chương trình TLV học kì II 2. Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: HD HS nghe- kể chuyện + Bài tập1: - GV nêu yêu cầu của bài tập: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão. - HS đọc y/c và 3 câu hỏi gợi ý. - GV kể lần 1: Chuyện có mấy nhân vật ? – GV giới thiệu thêm về Trần Hưng Đạo. - GV kể lần 2: HS trả lời 3 câu hỏi gợi ý. - GV kể lần 3: - HS tập kể theo nhóm 3- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm - Các nhóm thi kể. - Từng tốp 3 HS phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện. * HĐ2 : Rèn KN viết. + Bài tập 2: - HS đọc y/c và làm bài cá nhân vào vở. Mỗi em chọn viết một ý.a hoặc b. GV giúp đỡ HS yếu. - Một số HS đọc bài viết. - HS, GV nhận xét và chữa lỗi. - GV ghi điểm một số bài làm hay. 3 / Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học -giao bài về nhà: Chuẩn bị bài tập đọc : ở lại với chiến khu. Mỹ thuật Thầy Quỳnh dạy Tự nhiên và xã hội Vệ sinh môi trường (tiếp i/ mục tiêu : HS biết: - Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ. - Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. - Giải thích được vì sao cần phải xử lí nước thải. II/ Đồ dùng: - Các hình trang 72, 73 SGK III/ Các HĐ dạy học: 1/ Bài cũ: 2/ Bài Mới: Giới thiệu bài: trực tiếp *HĐ1: Quan sát tranh. *Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường. *Cách tiến hành + Bước 1: HS quan sát hình 1,2 SGK theo nhóm và trảlời theo gợi ý trong SGK + Bước 2: Một vài nhóm trình bày, HS nhóm khác bổ sung. + Bước 3; HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGk.- GV giúp HS hiểu trong nước thải có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và chất bẩn, + Bước 4: Các nhóm trình bày và bổ sung. - GV kết luận: ( như trong SGK ). * HĐ2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh *Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần phải xử lí nước thải. *Cách tiến hành + Bước 1: Từng cá nhân nêu việc xử lí nước thải ở gia đình và địa phương mình. + Bước2: Quan sát các hình 3,4 theo nhóm trang 73 SGK. Và trả lời câu hỏi trong SGK + Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả nhận định của nhóm mình - GVkết luận: ( như trong SGK ) 3 / Củng cố dặn dò: - GV, HS chốt kiến thức toàn bài. - Nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị tiết ôn tập : Xã hội. Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docgiao an.doc
Giáo án liên quan