A.Mục tiêu :
- HS nhận biết đặc điểm một số con vật .
- Biết cách xé , dán 1 con vật mình yêu thích .
- Yêu mến con vật , biết chăm sóc , bảo vệ con vật .
B.Chuẩn bị :
GV : Tranh một số con vật ; hình hướng dẫn cách vẽ ở ĐDDH
HS : Bút chì , bút màu
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 16 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh thực sự là bạn của con người.
3- Biết yêu quý và chăm sóc vật nuôi trong nhà.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi câu và đoạn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Thời gian biểu.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Luyện đọc đúng
* HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó và giải nghĩa một số từ mới.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh đọc từng câu lần 1, giáo viên rút từ khó ghi bảng. Học sinh đọc cá nhân đồng thanh, học sinh đọc từng câu lần 2.
-Học sinh đọc đoạn, giải nghĩa từ mới SGK.
- Hướng dẫn câu và đọan.
- Luyện đọc trong nhóm ( các nhóm nhận xét).
- Thi đọc 4 nhóm, lớp bình chọn.
- Lớp đọc đồng thanh một đoạn.
Hoạt động 4: Đọc hiểu bài.
* HS hiểu bài và trả lời được các câu hỏi SGK.
-Học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm nội dung chứa câu hỏi trả, giáo viên hỏi, học sinh trả lời, giáo viên chốt ý đúng.
Câu 1: Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương- Long Vương tặng chàng viên ngọc quý.
Câu 2: Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý hiếm.
Câu 3: Mèo bắt chuột đi tìm ngọc, chuột tìm được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc. Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Quạ xà xuống toan rỉa thịt, mèo nhảy xổ lên vồ. Qụa van lạy xin trả lại ngọc.
Câu 4: Chó và mèo thông minh, tình nghĩa.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
* HS đọc bài diễn cảm, biết đọc giọng kể nhẹ nhàng.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
-Học sinh đọc phân vai, học sinh đọc phân vai 3-4 nhóm.
-Cả lớp bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
-Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Về nhà luyện đọc nhiều để tiết sau kể chuyện.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN – TIẾT 81
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)- SGK Trang 82
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố về cộng trừ nhẩm ( trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết ( có nhớ một lần).
- Củng cố về giải toán nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị ( kèm HS yếu )
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh trả lời giờ trên đồng hồ giáo viên đưa ra.
Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập trang 86.
a. Áp dụng bảng cộng đã học để tính.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Học sinh nêu miệng, cả lớp chú ý sửa sai.
b. Vận dụng toán trừ đã học để tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Học sinh làm vở bài tập, đổi chéo kiểm tra. Một em làm bảng phụ, giáo viên sửa sai.
c, Vận dụng toán đã học để tính.
Bài 3: Số ?
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu.
d. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và đơn vị.
Bài 4:Giải toán.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. Một em làm bảng phụ, sửa sai.
đ.vận dụng toán cộng trừ đã học để học sinh tính thích hợp.
Bài 5: Số ?
-Học sinh làm miệng, cả lớp nhận xét sửa sai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại cách tính dạng toán cộng .
- Về nhà làm bài 3 SGK..
D/ BỔ SUNG:
KỂ CHUYỆN – Tiết 17
TÌM NGỌC - (SGK Tr 140)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1/Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa câu chuyện. Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện tìm ngọc một cách tự nhiên, biết kết hợp với điệu bộ nét mặt.
2/ Rèn kỹ năng nghe.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể chuyện của bạn.
3/ Có ý thức chăm sóc những con vật nuôi thông minh.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Con chó nhà hàng xóm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện .
* Học sinh kể từng đoạn theo tranh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh nhớ lại nội dung từng đoạn và kể trong nhóm.
- Giao nhiệm vụ các nhóm kể chuyện.
- Đại diện các nhóm thi nhau kể từng đoạn trước lớp.
Hoạt động 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện sau mỗi lần học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét.
-Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể hay .
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D/ BỔ SUNG:
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
THỂ DỤC –Tiết 33
TRÒ CHƠI: “ BỊT MẮT BẮT DÊ”- “NHÓM 3, NHÓM 7”
SGV- Tr 83- 84
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Ôn 2 trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” và “nhóm 3, nhóm 7”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sân, còi, khăn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
* HS thực hiện một số động tác khởi động.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học theo 4 hàng dọc.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối theo hàng dọc.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy toàn thân.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
* HS tham gia chơi tích cực.
- Ôn các trò chơi nhóm ba, nhóm 7, bịt mắt bắt dê ( giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển )
Hoạt động 3: Phần kết thúc
* HS thực hiện các động tác thả lỏng.
- Đi đều theo nhịp 2-4.
- Cúi người thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
D/ BỔ SUNG:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 17
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG (SGK Tr 36,37)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết.
-Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, phiếu bài tập
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra bài tiết trước.
Hoạt động 2: -Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Quan sát tranh SGK : trả lời đôi bạn.
* Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ ngay ngã và nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường .
- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát tranh 1-4 theo cặp, chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng tranh, hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
-Học sinh trình bày theo hình.
Giáo viên kết luận: Những hoạt động chạy đuổi theo, xô đẩy cầu thang, trèo cây, với cành lá là rất nguy hiểm nên không chơi.
Hoạt động 4: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích.
* Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã ở trường.
- Học sinh chơi trò chơi theo nhóm.
- Thảo luận câu hỏi, giáo viên đưa phiếu cho các nhóm thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Cần tham gia chơi những trò chơi bổ ích để khỏi gây ra tai nạn. Đảm bảo sức khoẻ.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Kể những trò chơi em thường chơi bổ ích.
- Về nhà thường chơi những trò chơi bổ ích đã học.
D/ BỔ SUNG:
CHÍNH TẢ ( Nghe viết). Tiết 33
TÌM NGỌC – SGK Tr 140-141
Thời gian dự kiến : 40phút
A/ MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Tìm ngọc.
- Làm đúng các bài tập, nhận biết tiếng có âm, vần dễ lẫn ui/uy, r/d/gi, (hoặc et/ec).
- HS có ý thức luyện viết và trình bày.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Trâu ơi.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
* HS trình bày đầy đủ bài chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả, 2 học sinh đọc lại .
- Tìm danh từ riêng trong bài chính tả.
- Học sinh viết bảng con từ khó.
Hoạt động 4: Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Đọc cho học sinh soát lỗi bút mực, đổi chéo bút chì.
- Tổng kết lỗi. Chấm chữa bài.
- Thu vở chấm 5-7 bài nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Điền vào chỗ trống ui hoặc uy.
- Hướng dẫn làm miệng, cả lớp sửa sai.
Bài 2: Điền vào chỗ trống .
-Học sinh làm vở bài tập giáo viên theo dõi, giúp học sinh yếu làm.
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò.
- Học sinh đọc lại bài tập 1
- Về nhà luyện viết thêm từ sai
D/ BỔ SUNG:
TOÁN – TIẾT 82
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)- SGK Trang 83
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU :
Giúp HS:
Củng cố về cộng trừ nhẩm ( trong phạm vi các bảng tính cộng, trừ viết) có nhớ một lần.
- Củng cố về giải toán nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị ( kèm HS yếu )
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sữa bài 3 SGK.
Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập trang 87.
a. Vận dụng bảng cộng và bảng trừ đã học để tính.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Học sinh nêu miệng, lớp nhận xét sửa sai.
b. Vận dụng phép cộng, phép trừ đã học để đặt tính và tính.
Bài 2:Đặt tính rồi tính
- Học sinh làm vở giáo viên chấm, một em làm bảng phụ, lớp sửa sai.
c, Vận dụng toán đã học để học sinh điền số.
Bài 3: Số ?
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu rèn kỹ năng giải toán.
Bài 4:Giải toán.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm.
d.Học sinh nhớ và xác định tên trong phép trừ đã học để viết phép trừ.
Bài 5: Viết phép trừ có hiệu bằng số bị trừ.
-Học sinh làm nhóm, giáo viên giúp đỡ các nhóm làm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại cách đặt tính cộng để tính.
- Về nhà làm bài 5 SGK..
D/ BỔ SUNG:
SINH HOẠT LỚP – Tuần 16
1/ Đánh giá tuần 16
+ Hạnh kiểm:
- Học sinh ngoan, thực hiện tốt nội qui nhà trường.
- Thực hiện tốt khâu vệ sinh, ăn mặc đồng phục.
- Hát đầu giờ, giữa giờ đều đặn.
- Thể dục đầu giờ nhanh nhẹn.
+ Học tập:
- Trong tiết học chưa thật sôi nổi .
- Học sinh yếu đọc còn chậm, làm toán cộng, trừ có nhớ chưa nhanh nhẹn như: Rồi, Kim Oanh, Hải , Tài...
- Kết điểm 10 cuối tuần.
- Tuyên dương số em có tinh thần học tốt như : Vinh, Lộc, My, Mai, sỹ, Quốc, An…
- Nhắc nhở thêm học sinh học bảng trừ, bảng cộng, quy tắc tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
2/ Phương hướng tuần 17
-Duy trì tốt nề nếp sẵn có.
-Phụ đạo học sinh yếu tại lớp, trong các tiết học và tự học vào các buổi chiều.
-Thi đua dành nhiều điểm 10.
-Ôn tập các môn để kiểm tra định kì cuối kì 1.
-Rèn chữ viết cho học sinh.
-Giáo dục đạo đức cho học sinh
-Thực hiện chải răng ngậm thuốc theo lịch
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 16.doc