Giáo án Tuần 14 Lớp 2A

A/ MỤC TIÊU:

Học sinh biết.

- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.

- Lý do vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Học sinh biết làm một số việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Học sinh có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu bài tập, tranh .

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 14 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia đình biết thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết các gợi ý. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Câu chuyện bó đũa - Gọi 3 HS lần lượt kể hết câu chuyện. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện theo gợi ý. - Học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt, kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi nhau kể từng đọan trước lớp. Nói ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện. - 4 học sinh nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý. - Gọi 4 nhóm thi kể lại câu chuyện. - Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò. - Học sinh kể lại câu chuyện. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. D/ BỔ SUNG: Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007 THỂ DỤC –Tiết 29 TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN” Thời gian dự kiến: 35 phút A/ MỤC TIÊU: - Tiếp tục trò chơi “ Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi kết hợp vần điệu và tham gia chơi ở mức ban đầu theo hình di động. - Tiếp tục ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác đều. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Còi, sân trường. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu -Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đi dắt tay nhau, chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn.. - Đi đều và hát theo vòng tròn, giãn cách và tập bài thể dục. Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Học trò chơi vòng tròn. - Đi đều và hát. Hoạt động 3: Phần kết thúc - Cúi người thả lỏng. - Giáo viên hệ thống bài. - Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà. D/ BỔ SUNG: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 15 TRƯỜNG HỌC (SGK Tr 32,33) Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết. - Tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường. - Mô tả một cách đơn giản cảnh quang của trường ( vị trí, các phòng làm việc, sân trường, vườn trường) - Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường. - Tự hào và yêu quí trường học của mình. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Bài cũ: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Quan sát trường học * Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quang của trường mình. - Học sinh nói tên trường, địa chỉ nơi trường đóng và ý nghĩa tên trường. - Xem tranh 1-3 SGK. - Quan sát các lớp học, nói tên vị trí của trường từng khối lớp. - Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét rộng hay hẹp. - Gọi 1, 2 em nói trước lớp về cảnh quang của trường mình. - Giáo viên kết luận trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng. Hoạt động 4: Làm việc với sách giáo khoa. * Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống. - Học sinh quan sát tranh 3 – 6 SGK và trả lời các câu hỏi. - Kết luận: Ở trường học, học sinh học trong lớp. Hoạt động 5: Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch” - Giáo viên nêu trò chơi. Học sinh chơi nháp. - Học sinh lên chơi trò chơi. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. - Trường học mình có những phòng nào? - Về nhà ôn bài và xem bài mới. D/ BỔ SUNG: CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP) Tiết 29 HAI ANH EM –SGK Tr 120 Thời gian dự kiến : 35phút A/ MỤC TIÊU: - Chép chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của truyện “Hai anh em”. - Viết đúng và nhớ viết 1 số tiếng có âm vần dễ lẫn ai/ ay; s/x; ât/âc. - Có ý thức luyện viết chữ và cách trình bày khi viết bài. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ bài 2. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh viết bảng con từ hay sai tiết trước. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập chép. - Giáo viên đọc bài chính tả, 3 học sinh đọc lại . - Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em? - Hướng dẫn viết từ khó bảng con. - Học sinh viết bảng con từ khó. Hoạt động 4: Học sinh chép bài vào vở. - Học sinh nhìn SGK chép bài. - Giáo viên đọc bài HS soát lổi bút mực, bút chì đổi chéo. - Tổng kết lỗi, chấm chữa bài, chấm 5- 7 bài nhận xét. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập Bài 1: Tìm và ghi vào chỗ trống. - Hướng dẫn làm miệng, cả lớp sửa sai. Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ. -Bắt đầu bảng s,x, ât, âc. - Học sinh nêu miệng vài từ. cả lớp làm vở bài tập, giáo viên chú ý giúp học sinh yếu làm. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. - Học sinh đọc bài tập đã làm. - Về nhà luyện viết thêm. D/ BỔ SUNG: TOÁN – Tiết 72 TÌM SỐ TRỪ - SGK Tr 72 Thời gian dự kiến : 40 phút A/ MỤC TIÊU: - Giúp học sinh biết cách tìm số trừ, khi biết số bị trừ và hiệu. - Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại. - Vận dụng cách tìm số bị trừ và giải bài toán. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tấm bìa hình vuông, bảng phụ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 3 SGK Hoạt động 2:Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẩn cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. - Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài tóan. - Có 10 ô vuông. Sau khi lấy đi một số ô vuông. Thì còn lại 6 ô vuông. - Hãy tìm số ô vuông bị lấy đi. - Cho học sinh biết số ô vuông lấy đi là chưa biết, ta gọi đó là x. - Có 10 ô vuông, giáo viên ghi bảng 10. - Lấy đi 1 số ô vuông chưa biết, giáo viên ghi dấu – và ghi chữ x vào bên phải số 10 còn lại 6 ô vuông, giáo viên viết tiếp bằng 6 để thành 10 – x = 6. - Học sinh đọc 10 – x = 6. 10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu. - Cho học sinh thực hiện 10 – x = 6 x = 10 - 6 x = 4 - Rút ghi nhớ (SGK) vài học sinh nhắc, học sinh yếu nhắc Hoạt động 4: Thực hành vở bài tập. * Vận dụng toán vừa học để học sinh tính . Bài 1: Tìm x. - Học sinh làm bảng con, lớp chú ý sửa sai. * Vận dụng cách tìm số trừ, bị trừ và hiệu khi biết các số kia . Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. - Học sinh làm vở bài tập đổi chéo kiểm tra, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm * Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị. Bài 3: Giải toán. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. Một em làm bảng phụ Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Học sinh đọc lại ghi nhớ. - Về nhà làm bài 3 SGK. D/ BỔ SUNG: SINH HOẠT LỚP – Tuần 14 1/ Đánh giá tuần 14: + Hạnh kiểm: - Học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường, bảo vệ cây xanh, giữ vệ sinh chung . - Các em đều ngoan, lễ phép, thương yêu và giúp đỡ nhau, đoàn kết. + Học tập: Lớp học còn trầm, chưa có ý thức vươn lên, tự giác làm bài ở nhà và ở lớp, duy trì tốt đôi bạn cùng tiến. - Học sinh yếu đọc hơi chậm, viết còn sai lỗi chính tả. - Kết điểm 10 cuối buổi, cuối tuần. - Tuyên dương số em có tinh thần học, học tốt như: Mai, My, Vinh, Lộc - Nhắc nhở thêm học sinh yếu rèn đọc, học bảng trừ. 2/ Phương pháp tuần 15: - Duy trì tốt nề nếp sẵn có. - Phụ đạo học sinh yếu vào các tiết tự học. - Thi đua học tốt chào mừng 22/12. - Thi đua dành nhiều điểm 10. - Rèn chữ viết ở học sinh. - Phát động thu gom bao ni lông. - Chuẩn bị vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân. LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 14 TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH- CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM- DÂU CHẤM HỎI Sách giáo khoa trang 116 Thời gian dự kiến 40 phút A/ MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ về tình cảm,gia đình. - Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi? B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 1. C/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh sửa bài 3 tiết trước Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Ghi vào chỗ trống 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. -Học sinh nêu miệng, lớp nhận xét, sửa sai. - Học sinh điền vào vở bài tập, giáo viên quan sát, giúp học sinh yếu làm. Bài 2: Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu rồi ghi vào chỗ trống. - Học sinh sắp xếp miệng, cả lớp nhận xét. - Học sinh làm vở, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Học sinh nêu lại các từ nói về tình cảm gia đình. - Về nhà học và ôn thêm. D/ BỔ SUNG: TOÁN- TIẾT 69 BẢNG TRỪ : SGK Trang 69. Thời gian dự kiến :35 phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Củng cố các bảng trừ có nhớ 11,12,13,14,15,16,17,18 trừ đi một số. - Vận dụng các bảng cộng, trừ để làm tính rồi trừ liên tiếp. - Luyện tập kỹ năng vẽ hình. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ giải bài 3, que tính. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 3,4 SGK Tr 68. Hoạt động 2:- Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành làm vở bài tập Tr 71. a, Vận dụng phép trừ đã học để tính. Bài 1: Tính nhẩm. Học sinh nêu miệng, cả lớp sửa sai. b, Vận dụng bảng cộng, trừ đã học để tính. Bài 2: Ghi kết quả tính. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp học sinh yếu làm c, Nhận biết các điểm, vẽ hình tô màu. Bài 3: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó. - Học sinh vẽ và tô màu, giáo viên giúp đỡ học sinh tô. d, Vận dụng phép trừ đã học lập 1 phép trừ.. Bài 4: Phép trừ có số bị trừ, số trừ hiệu bằng nhau. Học sinh nêu miệng, sau làm vở bài tập, giáo viên chấm. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - 3 học sinh đọc lại bảng trừ. - về nhà làm bài 2 SGK. D/ BỔ SUNG: - Học sinh thực hành nhanh, thuộc bảng trừ. TẬP LÀM VĂN – Tiết 14 QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI. VIẾT NHẮN TIN Sách giáo khoa- trang 118 Thời gian dự kiến 40 phút A/ MỤC TIÊU: 1/ Rèn kỹ năng nghe và nói: Quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh 2/ Rèn kỹ năng viết. - Viết được một mẫu nhắn tin, ngắn gọn, đủ ý. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi mẫu nhắn tin, tranh. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Bài cũ: Mời học sinh đọc đoạn văn ngắn đã viết về gia đình mình. Hoạt động 2:Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của bài Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Quan sát tranh trong SGK, trả lời câu hỏi. - Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét sau làm vào vở bài tập. Bài 2: Bà đến đón em đi chơi. Hãy viết một vài câu, nhắn lại để bố mẹ viết. - Học sinh thực hành viết, đọc cả lớp nghe nhận xét. - Học sinhlàm vào vở bài tập, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. -Học sinh đọc lại bài tập 2. - Về nhà tập viết nhắn tin. D/ BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 14.doc
Giáo án liên quan