1. Giúp HS biết :
- Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm , giúp đỡ bạn.
- Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
3. HS có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
46 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 13 Lớp 2A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
1b,c- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp đở các em còn lúng túng.
Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
Bài 2: Tìm x
- Học sinh làm vở bài tập, đổi chéo kiểm tra
c, Nhận biết các điểm rồi vẽ hình và tô màu.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu và tô màu các hình đó.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp đỡ học sinh yếu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại cách tính 55-8; 56-7; 37-8; 68-9.
-Về nhà xem bài mới.
D/ BỔ SUNG:
-Cần thêm 3 phút cho kiến thức hoạt động 1
TẬP ĐỌC – Tiết 42,43
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA – SGK Trang : 112
Thời gian dự kiến : 70 phút
A/ MỤC TIÊU:
1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn tràn bài, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.
2, Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới và từ quan trọng, chia lẻ, hợp lại.
- Hiểu ý nghĩa của truyện. Đòan kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đòan kết, yêu thương nhau.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi câu và đoạn
C/ CÁC TIẾT DẠY HỌC:
Tiết 1:1/ Bài cũ: Quà của bố.
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh đọc từng câu lần 1, giáo viên rút từ khó ghi, học sinh đọc CN- DT, học sinh đọc lần 2.
-Đọc, Giải nghĩa từ mới SGK.
Hướng dẫn đọc đọan ở lớp.
- Đọc nhóm, cả nhóm nhận xét.
-Thi đọc 2 nhóm.
-Đọc đồng thanh đọan 2
Tiết 2: Họat động 2: Đọc hiểu bài.
-Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi, đọc thầm đọan chứa nội dung, giáo viên hỏi câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng.
Câu 1: Câu chuyện này có ông cụ và bốn người con.
Câu 2: Bốn người con không ai bẻ gãy được vì họ cầm cả bó đũa mà bẽ.
Câu 3: Người ca cởi bó đũa ra, thong thả bẻ từng chiếc.
Câu 4: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với 4 người con.
Câu 5: Người cha muốn khuyên anh em phải đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Họat động 3: Luyện đọc lại
- Học sinh đọc diễn cảm 2-3 em
- Học sinh đọc phân vai, thi đọc phận vai 3 nhóm.
Họat động 4: Củng cố dặn dò
- Học sinh thực hành bẻ bó đũa: Bài khuyên em điều gì?
- Chuẩn bị kỹ bài cho kể chuyện .
D/ BỔ SUNG:
-Sử dụng tốt phương pháp. Có thời gian rèn đọc.
ĐẠO ĐỨC – Tiết 14
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP ( Tiết 1)
Vở bài tập 22-25
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC ĐÍCH: Học sinh biết.
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- Lý do vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh biết làm một số việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập, tranh .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Quan tâm giúp đỡ bạn.
Giới thiệu bài.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Tiểu phẩm bạn Hùng đáng khen.
- Giúp học sinh biết được một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo viên mời học sinh đóng tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen.
- Học sinh thảo luận nhóm: Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình.
- Hãy đón xem vì sao bạn Hùng làm vậy?
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý vứt rác, giấy đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- Giúp học sinh bày tỏ thái độ phù hợp với việc làm đúng, không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cho học sinh quan sát tranh, vở bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên phát phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
- Giáo viên đưa câu hỏi, lớp trả lời.
- Giáo viên chốt ý: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta…… vì sao đúng nơi qui định.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Giúp học sinh nhận thức được bổn phận của người học sinh là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Phát phiếu cho các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Giáo viên chốt ý: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi học sinh trong một môi trường trong lành.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Như thế nào là giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Các em cần làm theo điều đã học.
D/ BỔ SUNG:
- Nội dung phù hợp, các nhóm thảo luận sôi nổi.
- Hoạt động 2 nên cho học sinh thực hành lau cửa sổ.
Thứ Năm, ngày 07 tháng 12 năm 2006
THỂ DỤC –Tiết 27
TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN”
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Học trò chơi vòng tròn yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Còi
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Dắt tay nhau chuyển thành vòng tròn. Quay mặt vào tâm
- Tập bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
- Học trò chơi vòng tròn.
- Học sinh điểm số theo chu kì vòng tròn 1-2. 1-2.
Tập nhảy chuyển đội hình vòng tròn.
- Tập nhún chân, vổ tay.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Đi đều và hát.
- Cúi người thả lỏng.
- Đi theo nhịp vổ tay có nghiêng đầu và than sau có nhảy sang phải hoặc trái.
- Nhận xét giao bài về nhà.
D/ BỔ SUNG:
- Thời gian hợp lý.
TOÁN – Tiết 67
65-38; 46-17; 57-28; 78-29 (SGK Tr 67)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh biết thực hiện phép trừ có nhớ, trong đó số bị trừ có 2 chữ số, số trừ 2 chữ số.
- Biết thực hiện các phép trừ lien tiếp ( tínhgiá trị biểu thức) và giải tóan có lời văn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- bảng phụ giải bài 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Sửa bài 1 SGK
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Họat động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện phép trừ 65-38; 46-17; 57-28; 78-29.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ 65-38.
- Hướng dẫn cách tính và đặt tính
65
38
27
- Học sinhnêu lại cách tính vài em; học sinh yếu nhắc : 04 em
- Tương tự 46-17; 57-28; 78-29.
- Học sinh nêu lại cách tính, giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 2: Thực hành vở bài tập.
a, Vận dụng công thức vừa học để đặt tính và tính.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
-Bài a,b Học sinh làm bảng con, giáo viên kiểm tra sửa sai
-Bài c Học sinh làm vở, giáo viên chấm, sửa sai. Giúp đở học sinh yếu làm.
b, Áp dụng tóan trừ đã học để tính và điền số.
Bài 2: Điền số vào ô trống.
-Học sinh làm miệng giáo viên ghi kết quả.
c, Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị.
Bài 3: Giải toán.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp đỡ học sinh yếu làm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại phép tính vừa học.
-Về nhà xem lại bài vừa học.
D/ BỔ SUNG:
- Sử dụng tốt các phương pháp, học sinh nắm được bài và đặt số thẳng hàng.
KỂ CHUYỆN – Tiết 14
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (SGK Tr 113)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1/Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh họa và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2/ Rèn kỹ năng nghe.
- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Bông hoa Niềm Vui
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Họat động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
- Kể từng đoạn theo tranh.
- Học sinh quan sát 5 tranh, một học sinh nói nội dung từng tranh.
- Học sinh kể mẫu theo tranh 1
- Học sinh kể chuyện trong nhóm
- Học sinh kể trước lớp.
Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
-Các nhóm tự phân vai. Người dẫn chuyện, Ông cụ và 4 người con
- Thi kể đoạn 1, đọan 2.
- Học sinh nhận xét lời kể của bạn.
- Lớp bình chọn nhóm kể hay, vai đóng đạt
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Học sinh nhắc lại lời khuyên câu chuyện.
- Về nhà kể cho người thân nghe.
D/ BỔ SUNG:
- Sử dụng tốt phương pháp, học sinh hứng thú khi đóng vai trong chuyện kể.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 14
PPHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ (SGK Tr 30,31)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có thể
- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
- Ý thức được những việc bản than và người lớn trong gia đình có thể làm để phóng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
- Biết cách ứng xử khi bản than hoặc người nhà bị ngộ độc.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Võ hộp hóa chất.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Học sinh trả lời câu hỏi bài trước
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Họat động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.
- Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
- Học sinh kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
- Mỗi học sinh nêu một thứ, giáo viên nhận xét.
- Trong các thứ các em kể trên. Thứ nào thường được cất giữ trong nhà, học sinh quan sát hình 1,2,3 SGK
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý một số thứ có trong nhà có thể gây ngộ độc là thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tay, thức ăn ôi thiu, hay có ruồi đậu vào.
Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận. Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
-Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
- Học sinh quan sát hình 4,5,6 SGK, trả lời các câu hỏi.
- Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu từng tranh của việc làm đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận. Để phòng tránh ngộ độc……thuốc men để đúng nơi qui định.
- Thực ăn không nên để chung với các chất tẩy rửa.
- Không nên ăn các thức ăn ôi thiu.
Hoạt động 3: Đóng vai.
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
- Các nhóm đưa ra tình huống để học sinh ứng xử.
- Gọi học sinh lên đóng vai, các nhóm nhận xét.
- Giáo viên kết luận. Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết
Họat động 4: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại cần làm gì để tránh ngộ độc?
- Về nhà thực hiện những gì đã học.
D/ BỔ SUNG:
- Bài học thiếu thực tế, học sinh sắm vai chưa sinh động..
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 13.doc