Giáo án Tuần 12 Buổi 2 Lớp 2

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài và biết nghỉ hơi sau dấu chấm lửng giữa câu.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới và hiểu nội dung bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Máy điện thoại đồ chơi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 12 Buổi 2 Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Tập đọc Luyện đọc bài : điện thoại I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài và biết nghỉ hơi sau dấu chấm lửng giữa câu. - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới và hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học: - Máy điện thoại đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3HS đọc bài Sự tích cây vú sữa. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài - ghi bảng: - 2HS nhắc lại tên bài b. Luyện đọc : * GV đọc mẫu bài. * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Gv chia đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Gv luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. - Gv lưu ý Hs đọc giọng rõ ràng, rành mạch và thân mật giữa hai bố con. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn của bài và trả lời câu hỏi trong SGK. d. Luyện đọc nâng cao - Gv yêu cầu 2 Hs luyện đọc lời đối thoại theo vai và 1Hs đọc lời dẫn. Sau đó cho 2 nhóm thi đọc theo vai. - HS thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, ghi điểm. đ. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS yêu cầu Hs nhắc lại nội dung bài - 2 Hs nhắc lại những điều cần ghi nhớ về cách nói chuyện qua điện thoại. - GV yêu cầu Hs thực hành nói điện thoại sao cho lịch sự tình cảm. ****************************************** Toán Luyện: Tìm số bị trừ. I. Mục tiêu: - Củng cố lại cách tìm SBT khi biết hiệu và số trừ. - Vận dụng cách tìm số bị trừ để giải bài toán có liên quan - Rèn kỹ năng làm bài cho HS II. Lên lớp: 1. Cho học sinh làm Bài 51 ở vở luyện toán tiểu học. *Bài 1:( trang 42) - ? học sinh yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - HS lên bảng chữa bài và nêu cách tìm số bị trừ - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét cho điểm. *Bài 2: ( trang 42) - HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét bổ sung. *Bài 3: ( trang 43) - ? HS yêu cầu của bài - HS làm bài và chữa bài - 2 HS đọc bài làm của mình. *Bài 4: (trang 43) - 2 HS đọc đầu bài - ? học sinh bài toán cho biết gì? hỏi gì? - HS làm bài vào vở - HS chữa bài, 2 học sinh đọc bài giải của mình. - GV nhận xét cho điểm. 2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học *********************************************************************** Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 Luyện từ và câu Luyện tập: Từ ngữ về tình cảm gia đình Dấu phẩy I. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng và hệ thống vốn từ về tình cảm gia đình. - Biết đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau. II.Đồ dùng dạy học: -Vở buổi 2 III.Các hoạt động dạy học: 1. Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học 2. Giáo viên hướng dẫn và cho HS làm bài tập * Bài 1: Hãy chọn các từ điền vào chỗ trống. - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên làm rõ yêu cầu : Các em tìm xem có mấy từ có thể điền vào chỗ trống. - HS làm bài vào vở - HS nêu các từ đã chọn. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. * Bài 2: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống . - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên làm rõ yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - HS nêu miệng các câu đã điền . - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. * Bài 3: Đặt dấu phẩy trong mỗi câu sau: - 2HS nêu yêu cầu bài tập - Giáo viên làm rõ yêu cầu :các câu có thể có nhiều dấu phẩycác em lưu ýchọ lựa để đặt cho đúng. - HS làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chấm một số bài , nhận xét giờ học. ************************************ Hoạt động tập thể Giao lưu văn nghệ chào mừng ngày 20-11 I. Mục tiêu - Giáo dục học sinh có tấm lòng biết ơn đối với thầy cô, có tình cảm với trường lớp. - Học sinh nhanh nhẹn, tự tin. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức: 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu nội dung giao lưu. - Học sinh tự chia lớp thành 4 nhóm tham gia biểu diễn văn nghệ các bài hát, múa nói về thầy cô giáo. Mỗi nhóm thảo luận chọn bài hát tham gia biểu diễn. - Các nhóm lần lượt lên biểu diễn. - Giáo viên nhận xét, động viên khen ngợi những cá nhân, nhóm biểu diễn. *Phần thi trả lời câu hỏi: - Giáo viên làm một số thăm trong đó có ghi sẵn câu hỏi. - Mỗi nhóm cử một bạn xuất sắc lên tham gia trả lời. - Giáo viên nhận xét, đánh giá sau mỗi lần thi. -GV khen ngợi động viên những học sinh có cố gắng. - Đánh giá nhóm đạt giải nhất. *Thi kể chuyện về các nhạc sĩ. - Giáo viên kể chuyện nhạc sĩ. - Các nhóm lên tham gia kể chuyện. - Giáo viên nhận xét. 3. Kết thúc: - Giáo viên cho cả lớp hát bài:”Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” - Nhận xét buổi giao lưu. - Tuyên dương những cá nhân, nhóm có tiết mục biểu diễn hay. ********************************************************************** Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Tự nhiên xã hội Thực hành bài: Đồ dùng trong gia đình. I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể: - Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. - Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. - Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp. II. Lên lớp: 1. Cho học sinh làm bài tập ở vở luyện TNXH *Bài 1: ( trang 11) Quan sát các hình vẽ trong SGK trang 26,27 bạn hãy viết tên các đồ dùng. - Gọi 1 số học sinh nêu bài tập yêu cầu gì? - Cả lớp suy nghĩ rồi làm bài vào vở btập - Cho 4 học sinh lên bảng chữa bài - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét đánh giá *Bài 2: Viết vào chỗ trống …..trong bảng sau: Một số đồ dùng trong nhà bạn, cách giữ và bảo quản. - Gọi 2 hs đọc lại đầu bài và yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở - GV kẻ sẵn bài tập lên bảng. - Gọi 1 số hs lên bảng làm. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chữa bài 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. *********************************************************************** Thứ bảy ngày 14 tháng 11 năm 2009 Âm nhạc Ôn bài hát : Cộc cách tùng cheng I. Mục tiêu: Hướng dẫn HS - Hát chuẩn xác và tập biểu diễn. - Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe, một số nhạc cụ gõ dân tộc. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng. - Cả lớp cùng hát. - Từng nhóm hoặc từng dãy bàn hát. - Gõ đệm theo nhịp 2. Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát - Đơn ca, tốp ca. - Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp. 3. Hoạt động 3: Trò chơi đố vui - GV nêu tên nhạc cụ HS lên chỉ đúng nhạc cụ đó. 4. Củng cố dặn dò: Nhắc nhở các em biết yêu mến và bảo tồn các nhạc cụ dân tộc. ***************************************** Toán Luyện tập: 53- 15 I. Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 53 – 15 - Củng cố cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. - Giải toán có lời văn - Rèn kỹ năng trình bày cho học sinh. II. Lên lớp: 1. Cho học sinh làm Bài 57 ở vở luyện toán tiểu học *Bài 1: ( trang 44) - ?HS yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - 2 học sinh lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - HS khác nhận xét bổ sung. *Bài 2: ( trang 45) - HS nêu yêu cầu của bài - HS suy nghĩ rồi làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài, sau đó nêu cách đặt tính và tính. - HS khác nhận xét bổ sung *Bài 3: ( trang 45) - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài - Cho học sinh gọi tên các thành phần trong từng phép tính. - HS làm bài vào vở - 3 học sinh lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - GV nhận xét cho điểm. *Bài 4: ( trang 45) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu tóm tắt bài toán - Cho học sinh đặt đề toán ra giấy nháp. - Gọi một số học sinh đọc đề toán của mình, học sinh khác nhận xét. - HS viết đề toán của mình vào vở và giải theo nội dung của đề toán. - HS chữa bài, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Gọi một số học sinh đọc lời giải của mình, cả lớp theo dõi. - GV nhận xét cho điểm. 2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ – Dặn HS về ôn bài ******************************************* Thứ bảy ngày 14 tháng 11 năm 2009 Tập làm văn Luyện tập : Gọi điện I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng và nói : biết nói chuyện qua điện thoại. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết lại 4,5 câu trao đổi qua điện thoai. II. Đồ dùng dạy học: Vở buổi 2. Máy điện thoại. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét bài làm tuần trước. 2. Bài luyện ở lớp: * Bài 1:Tập nói chuyện qua điện thoại. a.GV nêu tình huống: 2em sẽ nói chuyện qua điện thoại rủ nhau đi chơi. - GV cho HS lên nói trước lớp. - GV và HS nhận xét bổ sung. - 2 HS nói chuyện điện thoại theo nhóm. b. Gv cho các nhóm lên nói chuyện theo nội dung tự chọn trước lớp. - HS nhận xét. - Gv tuyên dương nhóm có cách nói tốt nhất. * Bài 2 : Tập viết lại cuộc nói chuyện qua điện thoại. - GV nêu tình huống : Hai bạn nói chuyện điện thoại rủ nhau đi thăm bạn ốm. - GV lưu ý HS cách trình bày trên vở. - HS làm bài vào vở. - GV chấm một số bài nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học - Dặn HS thực hành nói chuyện qua điện thoại lịch sự tình cảm. *********************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt:

File đính kèm:

  • docTUAN 12 BUOI 2 LOP 2.doc
Giáo án liên quan