Giáo án tuần 1 lớp 1 - Môn tiếng việt

Tiếng Việt: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 I.Mục tiêu:

 - Giúp HS nắm được vị trí chỗ ngồi của mình ở lớp học.

 - Bước đầu biết bàn, tổ và nhóm của mình.

 - Biết tự giới thiệu về mình.

II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Sắp xếp vị trí, chỗ ngồi cho HS.

 2. T giới thiệu về mình.

 3. HS tự giới thiệu về mình.

 4. Hướng dẫn HS tư thế ngồi học và cách đưa tay phát biểu.

 5. Biên chế tổ và bầu ban cán sự lớp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 1 lớp 1 - Môn tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I.Mục tiêu: - Giúp HS nắm được vị trí chỗ ngồi của mình ở lớp học. - Bước đầu biết bàn, tổ và nhóm của mình. - Biết tự giới thiệu về mình. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Sắp xếp vị trí, chỗ ngồi cho HS. 2. T giới thiệu về mình. 3. HS tự giới thiệu về mình. 4. Hướng dẫn HS tư thế ngồi học và cách đưa tay phát biểu. 5. Biên chế tổ và bầu ban cán sự lớp. Tiếng Việt: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I.Mục tiêu: - Giúp HS biết cách sử dụng và giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. - Giúp HS làm quen với các thao tác đưa bảng. - Giúp HS làm quen và tập thao tác với bộ đồ dùng. II. Đồ dùng dạy học: - Sách vở và đồ dùng học tập. - Bộ học tập Tiếng Việt, bảng con. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: - HS hát một bài. 2. Hướng dẫn HS sử dụng và giữ gìn sách, vở . - T giới thiệu các loại sách của lớp 1 cho HS biết và hướng dẫn HS cách sử dụng sách và cách bảo quản sách. - T giới thiệu vở 5 ô li và yêu cầu HS chuẩn bị số lượng vở cần thiết. 3. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập: - T giới thiệu về bảng con và yêu cầu loại bảng con phù hợp. - Hướng dẫn HS cách cầm phấn và ngồi viết. - Hướng dẫn HS cách đưa bảng con. - Giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng bộ đồ dùng Tiếng Việt. - HS thực hành thao tác với bộ đồ dùng Tiếng Việt. 4. Hướng dẫn một số kí hiệu trong giờ học: - T viết lên bên trái, phần lề bảng: + Chữ b : Lấy bảng. + Chữ V : Lấy vở. + Chữ S : Lấy sách. + Chữ d : Lấy đồ dùng. + Hết sử dụng : Gạch chân ở dưới mỗi chữ ( Ví dụ : b ) III.Củng cố, dặn dò: - T nhắc lại các kí hiệu dùng trong giờ học. - HS về chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Thứ ba, ngày 26 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt: CÁC NÉT CƠ BẢN I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết được tên gọi và viết được 13 nét cơ bản. - Nắm được mối liên hệ giữa các nét cơ bản với nhau để vận dụng ghi âm sau này. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng viết sẵn các nét cơ bản. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS quan sát: - T treo bảng viết sẵn các nét cơ bản ( nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu ) lên bảng. - T chỉ và nêu tên lần lượt các nét. - T chỉ - HS đọc đồng thanh. - HS lên chỉ và nhắc lại tên các nét. 3. Hướng dẫn viết: - T lần lượt nêu tên và hướng dẫn viết từng nét một. - HS thực hành viết vào bảng con. - T theo dõi, uốn nắn những em còn chậm. 4. Củng cố, dặn dò: - 3 HS nhắc lại các nét cơ bản. - HS về tập viết lại các nét cơ bản vào vở. Tiếng Việt: CÁC NÉT CƠ BẢN I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết được tên gọi và viết được các nét cơ bản còn lại. - HS viết được các nét cơ bản vào vở tập viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng viết sẵn các nét cơ bản. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS nêu tên và viết lại các nét cơ bản đã học ở tiết 1 2. Bài mới: * Hướng dẫn HS quan sát: - T treo bảng đã viết sẵn các nét cơ bản ( nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt ) lên bảng. - T chỉ lần lượt từng nét và nêu tên gọi. - HS lên chỉ và nêu tên lại các nét. * Hướng dẫn viết: - T hướng dẫn viết lần lượt từng nét. - HS thực hành viết vào bảng con. - T theo dõi, uốn nắn những em còn chậm. * Luyện viết: - T hướng dẫn HS viết các nét cơ bản vào vở tập viết. - HS thực hành luyện viết. - T theo dõi, giúp đỡ những em còn chậm. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 HS nhắc lại các nét cơ bản đã học. - T nhận xét, tuyên dương những HS viết đúng và đẹp. - HS về nhà luyện viết lại các nét cơ bản. Thứ tư, ngày 27 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt: HỌC ÂM: e I. Mục đích, yêu cầu: - HS làm quen, nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật có âm e. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề " lớp học" II. Đồ dùng dạy học: - Bộ ghép chữ tiếng việt. - Bảng phụ kẻ ô li viết chữ e. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS. - Hướng dẫn HS cách giữ gìn sách, vở sạch đẹp, không làm quăn mép, không viết hoặc vẽ bậy vào sách. - Hướng dẫn HS cách cầm sách khi đọc, cách để sách trước mặt và tư thế ngồi học. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Dạy chữ ghi âm: T viết bảng chữ e. Nhận diện chữ e: HS trả lời các câu hỏi sau: + Các em thấy chữ e có nét gì? ( có 1 nét thắt ) + Vậy ai có thể cho cô biết chữ e giống hình cái gì? ( Giống hình cái dây vắt chéo ) - Phát âm e: + T phát âm mẫu ( Hướng dẫn HS quan sát khuôn miệng và vị trí đầu lưỡi ở hàm dưới ) + HS phát âm theo T: e + HS đọc nối tiếp - Đọc đồng thanh. + T sửa lỗi cho những em phát âm chưa đúng. - Hướng dẫn viết chữ trên bảng con: + T vừa nói vừa viết vào bảng con có kẻ ô li để HS quan sát. + Hướng dẫn HS cầm phấn viết vào không trung chữ e. + T hỏi thêm HS về vị trí chỗ thắt của chữ e ( dưới dòng kẻ thứ hai của li thứ hai ) + T nhận xét và sửa lỗi cho HS. Tiết 2 HĐ2: Luyện tập: * Luyện đọc: HS phát âm lại âm e. - HS đọc cá nhân - đọc đồng thanh. - T cho HS lấy chữ e ở bộ đồ dùng và ghép vào bảng, thi đua ai ghép đúng, nhanh. * Luyện viết: - HS tập tô chữ e trong vở tập viết. - T hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút. * Luyện nói: - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của T 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho Hs chơi trò chơi " Ai tinh mắt hơn" + T nhặt 5 đến 10 con chữ trong bộ chữ, trong đó có 2 đến 4 con chữ e và gắn lên bảng. + Gọi 2 HS lên chơi, ai chọn đúng và nhiều chữ e hơn thì người đó thắng. - HS về luyện đọc và viết lại âm e và tìm từ có chứa chữ e. Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt: HỌC ÂM: b I. Mục đích, yêu cầu: - HS làm quen và nhận biết chữ và âm b. - HS ghép được tiếng be. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và các con vật. II. Đồ dùng dạy học: Bảng kẻ ô li; Tranh minh hoạ phần luyện nói. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS viết bảng con âm e. - Nhận xét - đọc lại âm e. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Các tranh vẽ ai và vẽ gì? ( bé, bê, bà, bóng ) - T giải thích bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b - T ghi " b" - T chỉ bảng và phát âm "bờ": môi ngậm lại, bật hơi ra. - HS phát âm theo. - HS đọc: đồng thanh - cá nhân. - HS ghép âm b vào thước. - T: Muốn có tiếng "be" ta thêm âm gì? - HS ghép - nêu - nhận xét - đọc đánh vần. - HS nhận xét vị trí các âm - đọc trơn. HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con: - T treo mẫu b - HS nhận xét về các nét và độ cao. - T hướng dẫn quy trình - HS viết trên không. - HS thực hành viết vào bảng con. - T theo dõi, uốn nắn. Tiết 2 HĐ3:Luyện đọc: - HS lần lượt phát âm âm b và tiếng be. HĐ4: Luyện viết vở: - Hướng dẫn tập tô b, be trong vỡ tập viết. HĐ5: Luyện nói: - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: + Trong tranh ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn voi đang làm gì? Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì? + Các bức tranh này có gì giống và khác nhau? ( giống: Ai cũng đang tập trung vào việc học tập; Khác: Các loài khác nhau, các công việc khác nhau... ) - T giới thiệu chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân. 3. Củng cố, dặn dò: - T chỉ bảng, gọi 2 - 3 HS đọc lại bài học. - HS về luuyện đọc và luyện viết âm b. Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt: THANH SẮC ù I. Mục đích, yêu cầu: - HS nhận biết được dấu và thanh ù . - Biết ghép tiếng bé. - Biết được dấu và thanh ù ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng kẻ ô li; Tranh minh hoạ phần luyện nói. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS viết bảng con tiếng be. - HS nhận xét - đọc " be" 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu dấu thanh: - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? ( bé, cá, lá chuối, chó, khế ) - T giải thích bé, cá, lá, chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc - T ghi ù - T chỉ bảng và nói: Tên của dấu này là dấu sắc. T phát âm - HS phát âm theo. - T nói: Có tiếng "be" thêm dấu sắc ta được tiếng gì? - HS ghép thước - nêu - nhận xét - đọc đánh vần. - HS nhận xét vị trí của dấu sắc - đọc trơn. - HS đọc tiếng "bé": cá nhân - đồng thanh. HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con: - T treo mẫu dấu sắc . - HS quan sát nhận xét về nét, độ cao. - T hướng dẫn quy trình, lưu ý HS đặt dấu thanh trên chữ e - HS thực hành viết bảng con. - T theo dõi, uốn nắn. Tiết 2 HĐ3: Luyện đọc: - HS phát âm tiếng "bé": Cá nhân - đồng thanh. HĐ4: Luyện viết vở: - HS tập tô be, bé trong vở tập viết. HĐ5: Luyện nói: - Hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Quan sát tranh các em thấy những gì? ( các bạn ngồi học trong lớp, hai bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, ... ) + Các bức tranh này có gì giống nhau? ( ... đều có các bạn ) + Em và các bạn em ngoài các hoạt động kể trên còn những hoạt động nào khác nữa? + Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất? - T nêu chủ đề của luyện nói: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bài. - HS về tìm dấu thanh và tiếng vừa học trong SGK, trên báo, ..

File đính kèm:

  • docGAlop 1 tuan 1.doc
Giáo án liên quan