Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 6 Lớp 3 - Nguyễn Thị Bích Hải

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

· Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

· Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Các hình trong SGK trang 24, 25.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 6 Lớp 3 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10 tháng 10 năm 2006 Tuần 6 Tiết 11 : VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình trong SGK trang 24, 25. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 14 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO Mục tiêu : Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi : Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Làm việc theo cặp. - GV gợi ý : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng,… Bước 2 : - GV yêu cầu một số HS lên trình bày kết quả thảo luận. - Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận. Kết luận : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Hoạt động 2 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN Mục tiêu : Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV ø yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ? - Làm việc theo cặp. Bước 2 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi : - Làm việc theo nhóm. + Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ? + Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? - GV yêu cầu HS liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không. - Một số HS trả lời Kết luận : Chúng ta cần phải uống đủ nước, măïc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đản bảo vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 13 tháng 10 năm 2006 Tiết 12 : CƠ QUAN THẦN KINH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh. Nêu vai trò cuả não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình trong SGK trang 26, 27. Hình cơ quan thần kinh phóng to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 15 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN Mục tiêu : Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình. Cách tiến hành : Bước 1 : - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1,2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi trang 45 SGV - Làm việc theo nhóm. Bước 2 : - GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng và yêu cầu một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tủy sống, các dây thần kinh . - 1, 2 HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh. Kết luận : Cơ quan thần kinh gồm có bôï não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh. Hoạt động 2 : THẢO LUẬN Mục tiêu : Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang” - HS chơi trò chơi - Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS : Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ? Bước 2 : - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi : - Làm việc theo nhóm. + Não và tủy sống có vai trò gì ? + Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan. + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng ? Bước 3 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : - Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. - Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docTNXH THAM 6.doc
Giáo án liên quan