I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.
b) Kỹ năng:
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ và tô màu con vật yêu thích.
c) Thái độ:
- Biết chăm sóc động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: các hình trong SGK trang 94, 95.
Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
* HS: SGK, vở.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 25 Lớp 3 - Đoàn Thị Ngọc Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Động vật
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.
Kỹ năng:
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ và tô màu con vật yêu thích.
c) Thái độ:
- Biết chăm sóc động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: các hình trong SGK trang 94, 95.
Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Quả. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Hạt có chức năng gì?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự da dạng của động vật trong tự nhiên.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 94, 95 SGK thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật?
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn ……. Khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu con vật ưa thích.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Vẽ và tô màu.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích.
Bước 2: Trình bày.
- Gv cho từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời 1 số Hs lên giới thiệu bức tranh của mình.
- Gv nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi
- Mục tiêu: Tập cho Hs phản ứng nhanh.
Cách tiến hành.
- Một Hs được Gv đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, Gv đặt câu hỏi cho em đó trả lời.
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận.
HT:
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình.
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:
Hs thực hành vẽ con vật mà mình ưa thích.
Hs cả lớp trình bày bài của mình.
PP: Trò chơi.
HT:
Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Côn trùng.
Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội
Côn trùng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
Kỹ năng:
- Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
c) Thái độ:
- Biết cách diệt các côn trùng có hại.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 96, 97.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Động vật. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nhận xét hình dạng và kích thước của các con vật mà em đã học?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv cho Hs quan sát hình 96, 97 SGK thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
* Mục tiêu:
+ Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
+ Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
* Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT:
Hs thảo luận theo từng cặp.
Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận..
Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT:
Hs phân loại một số loại côn trùng.
Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Tôm, cua
Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- TNXH.doc