I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Kiến thức: Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
Nêu lợi ích của các hoạt động bưu điện, truyền thông , truyền hình, phát thanh trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số bì thư
- Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 15 Lớp 3 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12 tháng 12 năm 2006
Tuần 15
TIẾT : 29
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Kiến thức: Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
Nêu lợi ích của các hoạt động bưu điện, truyền thông , truyền hình, phát thanh trong đời sống.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số bì thư
Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
HS kể một số tên cơ quan hành chính , văn hoá của tỉnh nơi mình đang sống
GV nhận xét , ghi điểm
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: THẢO LUẬN NHÓM ( 10 phút )
+ Mục tiêu:
- Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
- Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý sau:
- Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?
Bước 2:
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
+ Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nướa với nước ngoài.
* Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO NHÓM (10 phút )
+ Mục tiêu: Biết được lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 em thảo luận theo gợi ý sau:
Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
Bước 2:
GV nhận xét và kết luận.
+ Kết luận:
Đài phát thanh, truyền hình là những cơ sở phát tin tức trong nước và ngoài nước.
Giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,…
* Hoạt động 3: CHƠI TRÒ CHƠI ( 8 phút )
Cách 1: Chơi trò chơi Chuyển thư
+ Mục tiêu: Tập cho HS có phản ứng nhanh.
+ Cách tiến hành:
Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế
Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.
+ Có thư “chuyển thường”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 1 ghế.
+ Có thư “chuyển nhanh”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 2 ghế.
+ Có thư “hoả tốc”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 3 ghế.
Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào 1 ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó người trưởng trò lấy bớt ra 1 ghế rồi tiếp tục tổ chức trò chơi.
Cách 2: Đóng vai Hoạt động tại nhà bưu điện
+ Mục tiêu: HS biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
+ Cách tiến hành:
- Một số HS đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.
- Một vài em đóng vai người gửi thư, quà
- Một số khác chơi gọi điện thoại.
HS thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
- các nhóm khác bổ sung.
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày 15 tháng 12 năm 2006
Bài: 30
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Kiến thức:
+ Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
+ Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK trang: 58,59.
Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
HS nêu ích lợi của hoạt động thông tin , liên lạc
GV nhận xét , ghi điếm
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG NHÓM ( 12 phút)
+ Mục tiêu: Kể được một số hoạt động nông nghiệp
Nêu được lợi ích của các hoạt động nông nghiệp
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo gợi ý sau:
- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
- Các hoạt động đó mang lợi ích gì ?
Bước 2:
GV hoặc các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng, miền khác nhau như; trồng ngô, khoai, sắn, chè,…; chăn nuôi trâu, bò, dê,…
+ Kết luận:
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… được gọi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2: THẢO LUẬN THEO CẶP ( 12 phút)
+ Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
+ Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Lưu ý: Các hoạt động nông nghiệp ở từng địa phương có thể khác nhau, có địa phương chỉ đơn thuần là cấy lúa, nhưng có nơi lại làm rau màu hoặc nuôi tôm, cá. Tuy nhiên đối với HS ở khu vực thành phố không có hoạt động nông nghiệp, chỉ yêu cầu các em kể về những hoạt động nông nghiệp mà các em biết.
* Hoạt động 3: TRIỂN LÃM GÓC HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP ( 7 phút)
+ Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
+ Cách tiến hành:
Bước 1:
Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2:
Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. GV có thể chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất.
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Các nhóm thảo luận
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
File đính kèm:
- TNXH15.DOC