Thiết kế bài dạy môn Địa lí Đề bài : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

 - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê

 - Biết được mối quan hệ địa lí giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.

 - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn Địa lí Đề bài : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy môn Địa lí Đề bài : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Tuần 5 Tiết 5 I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng : - Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê … - Biết được mối quan hệ địa lí giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh, băng hình về trang phục, lễ hội, nhà sàn, sinh hoạt của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ : - Yêu cầu 2 HS lên bảng, trả lời các câu hỏi sau : + Điền thông tin vào sơ đồ (GV kẻ sẵn trên bảng) + Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc ? - 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : * Giới thiệu vào bài : Bài hôm trước, chúng ta đã được tìm hiểu về vị trí địa lí và một số đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn. Bài hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm lí thú về con người nơi đây. - Lắng nghe. * Hoạt động 1 : Hoàng Liên Sơn – Nơi cư trú của một số dân tộc ít người - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi sau dựa vào vốn hiểu biết của mình. - Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên chỉ vào bản đồ và trả lời câu hỏi. 1. Theo em, dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng. … thưa thớt 2. Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn. … là dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Thái … - GV chốt : Đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa dân, chủ yếu là các dân tộc ít người. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. + GV yêu cầu đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. + 1 HS đọc + Hỏi : + HS phát biểu 1. Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. 1. Dân tộc Thái, Dao, Mông. 2. Phương tiện giao thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì ? Giải thích nguyên nhân ? 2. Phương tiện giao thông đi lại chính là đi bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở chủ yếu là đường mòn + GV kết luận và sơ đồ hóa kiến thức như sau : + HS theo dõi, nhắc lại các nội dung chính. Dân cư thưa thớt Một số dân tộc ít người là : Dao, Mông, Thái Giao thông đường mòn, đi bộ, đi bằng ngựa Dân cư ở Hoàng Liên Sơn - GV cho HS quan sát tranh ảnh về bản làng và hỏi : - Quan sát, trả lời câu hỏi 1. Bản làng thường nằm ở đâu ? … sườn núi, thung lũng 2. Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? … ít nhà * Hoạt động 2 : Bản làng với nhà sàn - GV đưa ra ảnh (hoặc mô hình) nhà sàn, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau : - HS cả lớp quan sát, trả lời câu hỏi 1. Đây là cái gì ? … nhà sàn 2. Em thường gặp hình ảnh này ở đâu ? … ở những vùng núi cao, là nơi ở của người dân tộc. 3. Theo em, vì sao một số dân tộc ít người? … một số dân tộc ít người thường ở trong các nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. - GV kết luận : Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như tre, nứa … Trong nhà sàn, bếp là nơi quan trọng nhất để đun nấu và sưởi ấm. - HS lắng nghe - 1-2 em nhắc lại * Hoạt động 3 : Chợ phiên, lễ hội, trang phục. - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu những nội dung chính về cuộc sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm 1,6 : Chợ phiên Nhóm 2,4 : Lễ hội Nhóm 3,5 : Trang phục - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, dựa trên vốn hiểu biết về điều kiện tự nhiên, những nội dung trong SGK và các hình vẽ về các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. - Trong quá trình nghe nhóm báo cáo kết quả, GV có thể hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS. - Các nhóm HS thảo luận, trả lời dựa vào vốn kinh nghiệm. + Nhóm 1,6 : Theo em, ở chợ phiên bán những hàng hóa nào ? Tại sao ? + Nhóm 2,4 : Trong các lễ hội thường có những hoạt động gì ? + Nhóm 3,5 : 1. Hãy môn tả những nét đặc trưng trong trang phục của người Thái, Mông, Dao ? 2. Tại sao trang phục của họ lại có màu sặc sỡ ? - Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS Trang phục các dân tộc có màu sắc sặc sỡ vì khí hậu ở Hoàng Liên Sơn rất lạnh, những màu sắc đó sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn, ngoài ra do người dân phải tự lấy lá cây để nhuộm màu áo, váy nên màu sắc thu được mới có màu như vậy. - GV kết luận và sơ đồ kiến thức hóa. - Quan sát. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Về nhà học bài - Nhận xét tiết học Bài sau : Tây Nguyên.

File đính kèm:

  • docdfjahiuweyflknmakdslfjpoawjefiahklfdnajk (4).doc
Giáo án liên quan