I-Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể :
Kể được một số công việc hàng ngày của từng người trong gia đình.
Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẽ công việc nhà.
Nêu tác dụng các việc cần làm của em đối với gia đình.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên & xã hội Tuần 11-15 Lớp 2 - Nguyễn Quan Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẹ làm gì ?
Mô tả cảnh gì trong gia đình Mai?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
Kết Luận:Gia đình Mai gồm có:
Ông,bà,bố,mẹ và em trai của Mai.
Các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tùy theo sức và khả năng của mình.
- Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu,quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phảilàm tốt nhiệm vụ của mình.
- Hoạt động 2:Nói về công việc thường ngày của từng người trong gia đình mình.
Kể được công việc thường ngày của từng người trong gia đình mình.
Nhóm 2
Bước 1: yêu cầu học sinh nhớ lại việc thường ngày của từng người trong gia đình mình.
Bước 2: yêu cầu học sinh trao đổi với nhau trong nhóm theo cặp đôi.
VD: Nhà bạn ai quét dọn nhà cửa?ai nấu cơm? ai dọn cơm?ai rửa chén bát,ai tưới cây?ai bế em,ai làm vườn,ai sửa chữa đồ dùng trong nhà,ai giặt giũ.?…
Bước 3:Trao đổi với cả lớp.
GV gọi 1 số em lên nói trước lớpgiáo viên ghi tất cả công việc học sinh kể vào bảng,xem ai thường làm việc đó.
Những người trong gia đình/ công việc ở nhà
Oâng
Bà
Bố
Mẹ
Anh hoặc chị
Hỏi: Nếu bố,mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình điều gì sẽ xảy ra ?
Kết luận: Trong gia đình mỗi thành viên đều có những việc làm bổn phận của riêng mình.Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẽ hoà thuận.
Treo tranh 5 yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi.
Những người trong gia đình Mai thường làm gì lúc nghỉ ngơi.
Vậy trong gia đình em những lúc nghỉ ngơi,các thành viên thường làm gì ?
Vào những ngày nghỉ,dịp lễ tết, em được bố mẹ đưa đi chơi những đâu ?
- Nhận xét tuyên dương
4-Củng cố TNXH học bài gì ?
Em nào có thể nói về gia đình mình?
Nhận xét tuyên dương.
Em là 1 người con trong gia đình,tuổi còn nhỏ đang đi học,trách nhiệm của em để xây dựng gia đình là gì ?
Chuẩn bị: Đồ dùng trong gia đình
Nhận xét chung tiết học.
- Cả nhà thương nhau tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
- Hs nhắc lại
- Hs thảo luận miệng theo yêu cầu ,đại diện nhóm vừa trình bày vừa chỉ vào tranh
Gọi 1,2 nhóm trình bày
Nhận xét bổ sung
Hs nhắc lại
Hs tập trung nhớ lại
- Kể từng việc thường ngày của từng người trong gia đình mình.cho bạn nghe.
- 2,3hs lên bảng nói trước lớp
- Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ
- Hs quan sát tranh trả lời.
- Ông bà ngồi uống trà kể chuyện cho Mai nghe,bố mẹ đùa với em bé.
Nhận xét
Bà và mẹ xem ti vi,em và các em của em cùng chơi với nhau,ông đọc báo,bố đọc tạp chí.
- Đi công viên,tắm biển,siêu thị,thăm bà con,đi chợ…
Nhận xét
Hs đọc nội dung ghi bảng
- Gia đình
2,3 hs lên giới thiệu về gia đình mình
phải học thật giỏi,biết vâng lời ông bà cha mẹ,tham gia công việc gia đình.
TUẦN 12 Ngày dạy:.................
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ, nhựa, sắc
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi, chảo.
- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu gia đình em gần gũi những ai? Việc làm của từng người.
3. Bài mới: Giới thiệu bài :
a) Hoạt động 1: làm việc với sgk
+ Mục tiêu: Kể tên, nêu công dụng 1 số đồ dùng thông thường. Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
+ Tiến hành:nhóm đôi,phiếu bài tập
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3 sgk.
- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình? Dùng để làm gì?
- Làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi học sinh trình bày- các em khác bổ xung.
- Làm việc theo nhóm.
Phát cho mỗi tổ 1 phiếu bài tập.
- Giáo viên kết luận:
b) Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn 1 số đồ dùng trong gia đình.
Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
Nhóm đôi
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5, 6 (27)
+ các bạn trong từng tranh đang làm gì? Việc đó có tác dụng gì?
- Làm việc cả lớp.
+Muốn sử dụng các đồ gỗ, sứ thuỷ tinh được bền, đẹp ta cần làm gì?
+Khi dùng hoặc rửa bát, đĩa ấm, ta cần chú ý điều gì?
hát
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Học sinh nói tên đồ dùng và công dụng của từng đồ dùng.
- Học sinh làm việc cả lớp.
- Đại diện học sinh trình bày.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Nhóm ghi vào phiếu những đồ dùng trong nhà.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh trình bày.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ xung.
g Giáo viên kết luận: Muốn đồ dùng bền, đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn then.
- Vài học sinh nhắc lại.
4. Củng cố- dặn dò:
- Muốn đồ dùng bền, đẹp ta phải làm như thế nào?
- Nhận xét qua giờ.
- Về nhà thực hành.
TUẦN 13 Ngày dạy:.................
GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
I.Mục tiêu:
Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
Biết được lợi ích của vệ sinh môi trường
II. Đồ đung dạy học:
- Hình vẽ sgk.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: - 2 em kể các đồ dùng trong nhà.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài :
a) Hoạt động 1:Làm việc với SGK
Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
Lớp
- Yêu cầu quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5.
- Mọi người trong từng hình đang làm gì?
- Những hình nào cho biết mọi người đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở.
- Giữ vệ sinh nhà ở có lợi gì?
g GV kết luận:
b) Hoạt động 2: Đóng vai.
Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
Nhóm,lớp
- Yêu cầu HS liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
? ở nhà các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
- ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không?
- GV cùng các nhóm nhận xét và tuyên dương những nhóm có cách ứng xử hay nhất.
- HS làm việc theo cặp.
- HS lần lượt trả lời.
- HS trả lời.
- Đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS tự liên hệ.
- HS lên đóng vai, các nhóm khác theo dõi.
- Các nhóm thực hành đóng vai đưa ra các tình huống khác.
VD: Em đi học về, thấy 1 đống rác đổ ngay trước cửa nhà và được biết chị em vừa đem rác ra đổ, em sẽ ứng xử như thế nào?
4. Củng cố- dặn dò:
- Em sẽ tuyên truyền, vận động như thế nào để mọi người tham gia vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- Về nhà nhắc nhở các em nhỏ không vứt rác bừa bãi và cùng mọi người vệ sinh sạch sẽ xóm, ngõ.
TUẦN 14 Ngày dạy:.................
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn,uống như thức ăn ôi thiu,ăn nhiều quả xanh uống nhằm thuốc …
II. Đồ đung dạy học:
- Hình vẽ sgk.
- Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở có tác dụng gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài :
a) Hoạt động 1:làm việc SGK
Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
Nhóm,lớp
Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc.
- Kể những thứ có thể gây ngộ độc hình 1, 2, 3 (sgk trang 30)
? Trên bàn có những thứ gì?
? Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì đã xảy ra?
b) Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để tránh ngộ độc.
Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Lớp,nhóm.
g GV nhận xét, kết luận.
Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để đúng nơi quy định, xa tầm tay của trẻ em.
- Thức ăn không để lẫn các thứ khác (dầu hoả, thuốc trừ sâu …)
- Không nên ăn thức ăn ôi thiu.
c) Hoạt động 3: Đóng vai:
Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc, theo gợi ý sách giáo viên (trang 52)
- GV cùng lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Em bé ăn phải viên thuốc đó sẽ bị ngộ độc có thể chết.
- HS làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình vẽ: Hình 3, 4, 5 sgk (trang 31)
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo hướng dẫn của giáo viên
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét qua giờ
- Về nhà học thuộc.
TUẦN 15 Ngày dạy:.................
TRƯỜNG HỌC
I. Mục đích- yêu cầu:
Nói được tên địa chỉ và kể một số phòng học,phòng làm việc,sân trường vườn trường của trường em.
Nói được ý nghĩa của tên trường em tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Nêu cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Quan sát trường học.
- Cho HS tham quan trường học.
Nói được tên địa chỉ và kể một số phòng học,phòng làm việc,sân trường vườn trường của trường em.
Lớp,cá nhân
? Nêu tên trường, địa chỉ trường.
? Nêu vị trí của từng lớp, khối.
? Nêu các phòng khác.
- Sân trường và vường trường ra sao?
- GV HS học sinh quan sát.
? Ngoài các phòng học trường của bạn còn có những phòng nào?
? Bạn thích phòng nào? Vì sao.
c) Hoạt động 2: trò chơi:HD viên du lịch.
Giới thiệu được tên trường,ý nghĩa
Sắm vai,cá nhân
- GV gọi 1 số học sinh tự nguyên tham gia trò chơi.
- GV phân vai.
- HD cách chơi.
- GV cùng học sinh nhận xét.
- HS ra ngoài quan sát trường học để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Trường tiểu học Thạnh Phú
- HS trả lời.
- Phòng họp, phòng Hiệu trưởng, phòng hiệu phó, thư viện, đoàn đội, phòng đọc sách …
- Sân trường sạch sẽ, nhiều cây cho bóng mát, cây cảnh.
- HS quan sát hình 3, 4, 5, 6 sgk (33)
- HS trả lời.
- HS trả lời theo ý mình
- HS nhận vai.
- HS tham gia chơi trò chơi.
4. Củng cố- dặn dò:
- HS hát bài: Em yêu trường em.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về nhà học bài.
File đính kèm:
- TNXH2t10t15.doc