Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 10-18 Lớp 3 - Phạm Minh Trí

 I/ Mục tiêu:

- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.

 - Phân biệt các thế hệ trong một gia đình.

 - Biết yêu thương những người trong gia đình

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 38, 39.

 * HS: Mang ảnh chụp gia đình, SGK, vở.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 10-18 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát hình Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình. Hs nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. Hs thảo luận nhóm. Một số nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị. Nhận xét bài học. Bổ sung Làng quê và đô thị I/ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê đô thị. - Yêu cầu khuyến khích: Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống - Lồng ghép GDMT (liên hệ): Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 62, 63 SGK. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1Khởi động: Hát. 2Bài cũ: Các hoạt động công nghiệp, thương mại. - Gv gọi 2 Hs lên bảng : + Hãy nêu các hoạt động công nghiệp? + Ích lợi của các hoạt động công nghiệp đó? - Gv nhận xét. 3Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình trong SGK và và ghi lại kết quả theo bảng: Làng quê Đô thị Phong cảnh, nhà cửa Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân Đường sá, hoạt động giao thông. Cây cối Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gv chốt lại: Ở làng quê, người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ……; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, …… ; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, …… ; nhà ờ tập trung san sát ; đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Các bước tiến hành. Bước 1 : Chia nhóm. - Gv chia Hs thành các nhóm. - Gv đặt câu hỏi: Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình. Bước 3: Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống. - Gv nhận xét, chốt lại: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công …… Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy. * Hoạt động 3: Vẽ tranh. . Cách tiến hành. - Gv nêu chủ đề: hãy vẽ tranh về thành phố (thị xã) quê em. - Gv nhận xét, tổng kết Hs quan sát, thảo luẩn nhóm và hoàn thành bảng Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung thêm. Hs cả lớp nhận xét. Hs theo dõi Hs thảo luận theo nhóm. Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình. Hs nhận xét. Hs nhắc lại. Mỗi em sẽ vẽ một bức tranh. Trình bày tranh trước lớp. -Nhận xét, bình chọn 5 .Tổng kết– dặn dò. -Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi xe đạp. -Nhận xét bài học. Bổ sung Tuần 17 An toàn khi đi xe đạp I/ Mục tiêu: Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp -Yêu cầu khuyến khích: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định -Có ý thức thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 46, 47. tranh, áp phích về ATGT * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1Khởi động: Hát. 2Bài cũ: Làng quê và đô thị. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Phong cảnh nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. + Kể tên những nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. 3Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm. . Cách tiến hành. Bước1: Làm việc theo nhóm. - Gv chia nhóm 4 và hướng dẫn Hs quan sát hình SGK. +Chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai luật giao thông trong từng hình ? Bước 2: Một số nhóm trình bày. - Gv mời một số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Các bước tiến hành. Bước 1 : Thảo luận theo gợi ý: + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm lên trình bày - Gv chốt lại, kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”. Cách tiến hành. Bước 1: Hs cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải. Bước 2: Trưởng trò hô to: - Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay. - Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. - Trò chơi được lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát một bài -GV tổng kết, giáo dục HS về thực hiện ATGT Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm nhận xét 1 hình. Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS nghe hướng dẫn cách chơi Hs tiến hành thực hiện chơi trò chơi 5 .Tổng kết – dặn dò. Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra học kì I. Ôn tập phần Chủ đề Con người và sức khỏe Nhận xét bài học Bổ sung Ôn tập và Kiểm tra học kì I (2 tiết) I/ Mục tiêu: - Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. - Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em. II/ Chuẩn bị: * GV: Câu hỏi ôn tập. Hình (hình câm) các cơ quan, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh; thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Tiết 1: Khởi động: Hát. Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông. 3 Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? . Cách tiến hành. Bước 1: - Gv chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên và chức năng các cơ quan đó Bước 2: - Gv tổ chức cho Hs quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh. Cho HS chơi theo nhóm trước - Chia thành đội chơi. - Gv nhận xét, sửa lỗi cho HS HS chia nhóm và nhận tranh và theo dõi GV hướng dẫn Hs thực hiện theo nhóm Hs chia thành 4 đội thi đua chơi trò chơi. 5 .Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập phần Chủ đề Xã hội Nhận xét bài học. Tiết 2 1. Khởi động: Hát. 2 Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. *Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm. Các bước tiến hành. Bước 1 : Chia nhóm và thảo luận: - Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK. - Liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sinh sống để kể những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc mà em biết. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Gv chốt lại. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Cách tiến hành. - Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình. - Gv theo dõi nhận xét. Hs quan sát và thảo luận hình theo nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs các nhóm khác nhận xét. Hs vẽ sơ đồ và trình bày trước lớp về gia đình của mình. 5 .Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường. Nhận xét bài học. Bổ sung Tuần 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I (Thực hiện theo hướng dẫn) Vệ sinh môi trường I/ Mục tiêu: Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. Lồng ghép GDMT (toàn phần): +Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật +Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường +Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước phải hợp vệ sinh Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 68, 69. Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. . Cách tiến hành. Bước1: Thảo luận nhóm. - Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK trả lời các câu hỏi gợi ý: + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? Bước 2: Một số nhóm trình bày. - Gv mời một số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại và lồng ghép GDMT: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột , gián, ruồi, … thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người. => rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo cặp: - Gv yêu cầu từng cặp Hs quan sát hình trong SGK trang 69 kết hợp những tranh ảnh sưu tầm được. Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày - Gv gợi ý : + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em? - Gv chốt lại, lồng ghép GDMT: Rác phải được xử lí đúng cách như chôn, đốt, ủ, tái chế để không bị ô nhiễm môi trường… => nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp -GV hỏi HS về các cách xử lí rác thải -GV chốt lại và nêu các cách xử lí rác và khuyến khích HS áp dụng. => GV liên hệ GDMT Hs quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi Đại diện các nhóm lên trình bày, Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hs lắng nghe. Hs làm việc theo cặp Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Hs phát biểu cá nhân. Hs các nhóm khác nhận xét. -HS nêu và bổ sung 5 .Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH3_t10-18.doc
Giáo án liên quan