-Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
-Kể một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức? (Dành cho HS khá giỏi)
-GV nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch .Biết tác hại của bệnh thấp tim.
-Tiến hành:
-GV yêu cầu HS kể tên một vài bệnh về tim mạch mà em biết?
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 5 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 9
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 20-21.
III.Hoạt đông dạy và học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(4 phút)
B.Bài mới
HĐ 1:
Động não
(10 phút)
HĐ 2:
Thảo luận nhóm
(10 phút)
HĐ 3:
Đóng vai
(10 phút)
Củng cố -dặn dò
(5phút)
-Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
-Kể một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức? (Dành cho HS khá giỏi)
-GV nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch .Biết tác hại của bệnh thấp tim.
-Tiến hành:
-GV yêu cầu HS kể tên một vài bệnh về tim mạch mà em biết?
-Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì?
+Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
Kết luận: Bệnh thấp tim là một bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
-Mục tiêu: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
-Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
-Tiên hành
-Bước 1: Làm việc theo cặp:
-HS quan sát hình 4,5,6 (T21), chỉ vào từng hình, nói với nhau về nội dung và ý nghĩa các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
-Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Gọi một số cặp HS trình bày kết quả.
-Nội dung:
-Hình 4: 1 bạn đang súc miệng bằng nước muối.
-Hình 5: giữ ấm cổ, ngực, tay, bàn chân, đề phòng cảm lạnh, viêm khớp cấp tính
-Hình 6: ăn uống đầy đủ để cơ thể khoẻ mạnh, có sức đề kháng phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh thấp tim nói riêng.
-Kết luận: Để phòng bệnh thấp tim, ta cần phải giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài
-Mục tiêu:
-Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim đối với trẻ em.
-Tiến hành:
-Bước 1: làm việc cá nhân.
-Ycầu HS q/ sát các H 1,2,3 T (20), đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
-Bước 2: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm:
+Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+Nêu nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
-Yêu cầu các nhóm đóng vai, GV giúp đỡ thêm.
-Bước 3: làm việc cả lớp, yêu cầu các nhóm đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3 (T20).
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV theo dõi nhóm nào sáng tạo qua lời thoại và nêu được sự nguy hiểm của bệnh thấp tim.
-Kết luận: Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc phải .
-Nguyên nhân: Do bị viêm họng, viêm a-mi -đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
-Củng cố:
+Ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim?
+Bệnh thấp tim có tác hại như thể nào?
+Cách đề phòng bệnh thấp tim?
+Bản thân em đã làm gì để đề phòng bệnh thấp tim?
* Nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp tim?
( *Dành cho HS khá giỏi)
-Dặn HS đề phòng bệnh thấp tim khi mùa đông đến.
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
-2 HS trả lời.
-Bệnh thấp tim, bệnh huyết áp cao, bệnh nhồi máu cơ tim.
-Bệnh thấp tim.
-Để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
-Quan sát, thảo luận theo cặp.
-Một số cặp lên trình bày.
-Cả lớp bổ sung.
-HS quan sát, đọc lời hỏi, đáp.
-Thảo luận nhóm.
-HS tập đóng vai HS và bác sĩ.
-Các nhóm đóng vai, mỗi nhóm đóng một cảnh.
-Các nhóm trình bày.
-HS trả lời.
Tuần 5
Tiết 10
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:
(5 phút)
B.Bài mới
Mở bài
(3 phút)
HĐ 1:
Quan sát và thảo luận theo cặp
(10 phút)
HĐ 2:
Trò chơi: Ghép chữ vào hình
(5 phút)
HĐ 3:
Thảo luận nhóm:
(12 phút)
(Dành cho HS khá giỏi)
Nhận xét- dặn dò:
(2 phút)
-Phòng bệnh tim mạch.
+Nêu tác hại của bệnh thấp tim .
+Cách đề phòng bệnh thấp tim?
+Bản thân em đã làm gì để đề phòng bệnh thấp tim?
+Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim? (Dành cho HS khá giỏi)
-Nhận xét.
-Vào bài:
+Yêu cầu HS nhắc lại tên cơ quan có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài?
+Cơ quan có chức năng vận chuyển máu đi khắp các cơ thể?
-Em nào có thể nói được tên cơ quan trong cơ thể tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài?
-GV nói: “ Cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài gọi là cơ quan bài tiết nước tiểu”.
-GV ghi đề bài.
-Mục tiêu: - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ.
--Tiến hành:
-Bước 1:làm việc theo cặp:
-Yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 2 (Tr 22) SGK chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
-Bước 2: làm việc cả lớp
-GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to và yêu cầu 1 vài HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Em hãy kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 1 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
-Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
-Tiến hành:
-Bước 1: Gv hướng dẫn cách chơi:
-Gv chuẩn bị 2 sơ đồ câm về cơ quan bài tiết nước tiểu, các thẻ chữ.
-Mỗi đội 5 em cùng chơi tiếp sức, khi có hiệu lệnh, lần lượt mỗi em lên dán từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu đúng vị trí. Trong thời gian 3 phút, đội nào dán nhanh, đúng, đẹp là thắng
-Bước 2: HS tham gia chơi.
-GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Mục tiêu:
-Nêu được vai trò của thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
-Tiến hành:
-Bước 1:Làm việc cá nhân.
-Yêu cầu hs quan sát hình 2 (Tr23) SGK , đọc các câu hỏi và trả lời.
-Bước 2: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm trướng điều khiển các bạn tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến hoạt động của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Ví dụ:
+Nước tiểu được tạo thành ở đâu? Trong nước tiểu có chất gì?
+Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+ Trước khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+Mỗi ngày, mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
-Bước 3: Thảo luận cả lớp.
-HS ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời, ai trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi tiếp và chỉ định bạn khác trả lời . Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không còn nghĩ thêm được câu hỏi nào nữa.
-Khuyến khích HS cùng một nội dung, có thể đặt các câu hỏi khác nhau?
-GV treo sơ đồ cơ cơ quan bài tiết nước tiểu
lên bảng.
-GV nhận xét, tuyên dương
-Kết luận: -Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái chứa nước tiểu.
- Ống đái dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học bài, uống nước và đi tiểu đều đặn.
-Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-3 HS trả lời.
-Cơ quan hô hấp.
-Cơ quan tuần hoàn.
-Cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.
-Vài cặp hs lên trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
- Một số HS kể.
-HS tham gia trò chơi.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS quan sát hình 2.
-Thảo luận nhóm, tập đặt các câu hỏi và trả lời.
-Máu đi qua thận sẽ được lọc lấy ra các chất thừa thải tạo thành nước tiểu.
-Qua ống dẫn nước tiểu.
-Bóng đái.
-Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó được thải ra ngoài qua ống đái.
-Cả lớp thảo luận
-HS ở mỗi nhóm xung phong đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trả lời.
- HS xung phong chỉ vào sơ đồ và tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu
-HS lắng nghe.
File đính kèm:
- TUÂN 05.doc