A/ HĐ 1 : Động não
Mục tiêu : Kể được tên 1 vài bệnh tim mạch.
Cách tiến hành :
. Kể tên 1 số bệnh tim mạch mà em biết?
GV nói : Đây là các bệnh về tim mạch nhưng trong bài này chỉ nói đến 1 bệnh tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim .
B/ HĐ 2 :Đóng vai :
*Mục tiêu : Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
*Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
. Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì ?
. Bênh thấp tim nguy hiểm như thế nào ?
.Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
84 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 5- 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong hình 3 ở SGK trang 115.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
. Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ?
. Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời
* GV chỉ cho HS thấy bằng mô hình sự chuyển động của Trái Đất .
* Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời .
* HĐ 3 : Chơi trò chơi “Trái Đất quay”
Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bài , Tạo hứng thú học tập .
Cách tiến hành :
- Chơi theo tổ . Mỗi lần chơi 2 em ( 1 bạn đóng vai Mặt Trời, 1 bạn đóng vai Trái Đất ).
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài “Trái Đất là 1 hành tinh trong hệ Mặt Trời”
- HS làm việc theo nhóm N2. Quan sát hình 1 SGK trả lời .
- GV gọi vài em lên bảng quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó .
- HS nhận xét phần thực hành .
- HS quan sát hình 3 từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
- Vài em nhắc lại .
- HS tham gia chơi.
- Vài cặp HS biểu diễn trước lớp .
- GV + HS khen những cặp biểu diễn tốt nhất .
TUẦN: 32
TIẾT :63
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
Ngày soạn:18-04-09
Ngày giảng:21-04-09
I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng :
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản .
- Biết thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là một ngày .
- Biết một ngày có 24 giờ .
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II/ Đồ dùng dạy học : Các hình trong SGK - Nến - Quả địa cầu .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1/ HĐ 1 : Quan sát tranh theo cặp :
* Mục tiêu : Giải thích được vì sao có ngày và đêm .
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
. Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
. Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
Bước 2
* Kết luận : Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần.Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm.
2/ HĐ 2 : Thực hành theo nhóm .
* Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng .
- Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm
* Cách tiến hành :
GV chia nhóm
* Kết luận :Do Trái Đất tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối.Vì vậy trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
* HĐ 3 : Thảo luận cả lớp .
Mục tiêu : Biết thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày .
- Biết 1 ngày là có 24 giờ .
Bước 1 : GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu.
- GV quay quả địa cầu đúng 1 vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ .
GV nói :Thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó được quy ước là 1 ngày.
. 1 ngày có bao nhiêu giờ ?
* Kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày có 24 giờ .
4/ Củng cố :
HS làm BT 1 VBT .
Nhận xét tiết học .
5/ Dặn dò:Chuẩn bị mỗi em một quyển lịch
- HS quan sát hình 1, hình 2 trả lời thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số học sinh trả lời.
- Cả lớp nhận xét bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
- Vài HS nhắc lại .
- Thực hành trong nhóm như SGK.
- Đại diện nhóm lên bảng thực hành
- HS khác nhận xét phần thực hành của bạn.
- Vài HS nhắc lại .
- HS quan sát , theo dõi lắng nghe .
Một ngày có 24 giờ
- Vài em nhắc lại .
- HS làm BT
TUẦN: 32
TIẾT :64
NĂM , THÁNG VÀ MÙA
Ngày soạn: 20-04-09
Ngày giảng:23-04-09
I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
- Thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm .
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng .
- Một năm thường có 4 mùa.
II/ Đồ dùng dạy học : Các hình trong SGK – Một số quyển lịch.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1/ HĐ 1 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
Một năm có 365 ngày .
* Cách tiến hành .
Bước 1 :
- Dựa vào vốn hiểu biết kết hợp quan sát lịch thảo luận các câu sau :
. 1 năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
. Số ngày trong các tháng có bằng nhau không?
. Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày. 28 hoặc 29 ngày ?
Bước 2 :
* GV : Năm nhuận có 366 ngày. Tháng 2 năm nhuận có 29 ngày. Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận .
* GV nói : Thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
. Khi chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
* Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
2/ HĐ 2 : Làm việc với SGK theo cặp :
* Mục tiêu : Biết 1 năm thường có 4 mùa .
Bước 1 :
. Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 /123 SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
. Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3. 6. 9. 12 .
* Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
3/ HĐ 3 : Chơi trò chơi : Xuân, hạ, thu , đông .
* Mục tiêu : HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa .
* Cách tiến hành: Bước 1:
-GV hỏi HS đặc trưng khí hậu 4 mùa.
+ Khi mùa xuân em cảm thấy như thế nào?
+ Khi mùa hạ em cảm thấy như thế nào?...
Bước 2: GV hướng dẫn HS cách chơi:
-Khi GV nói mùa xuân thì học sinh cười.
-Khi GV nói mùa hạ thì hs lấy tay quạt.
-Khi GV nói mùa thu thì hs để tay lên má.
-Khi GV nói mùa đông thì hs xuýt xoa.
4/ Củng cố :Thời gian để Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là bao nhiêu? Một năm có bao nhiêu tháng?
5/ Dặn dò :Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
- HS trao đổi theo nhóm N2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- HS quan sát hình 1 SGK / 122
- 365 vòng
- Vài em nhắc lại kết luận .
- 2 em làm việc với nhau theo gợi ý .
- 1 số HS trả lời trước lớp.Cả lớp sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.
- Vài HS nhắc lại .
-Khi mùa xuân em cảm thấy ấm áp.
-Khi mùa hạ em cảm thấy mát mẻ.
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV
Thời gian để Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là một năm.Một năm có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Tuần: 33 Tiết: 66
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 25-4-2011 Ngày giảng: 29-4-2011
I/ Mục tiêu .
- Biết trên bề mặt của Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ đượcvị trí trên lược đồ.
* Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất.
II/ Đồ dùng dạy học : Các hình trong SGK - Quả địa cầu
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1/ HĐ1 : Thảo luận cả lớp :
* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương .
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước trong hình 1 SGK .
+ Bước 2 : GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu .
. Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ?
+ Bước 3 : GV giải thích :
- Lục địa : là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất .
- Đại dương : là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa .
* Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất lớn trên bề mặt Trái Đất được gọi là lục địa.Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa được gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
2/ HĐ2 : Làm việc theo nhóm .
* Mục tiêu : Biết tên 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới . Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ .
* Cách tiến hành .
+ Bước 1 :
. Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3 .
. Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ, Việt Nam ở châu lục nào ?
Bước 2 :
* Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương,Đại Tây Dương, Bắc BăngDương.
3/ HĐ 3 : Chơi TC “ Tìm vị trí các châu lục và các đại dương”
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm giấy ghi tên châu lục hoặc đại dương.
4/ Củng cố, dặn dò :
Trên bề mặt Trái Đất có mấy châu lục và mấy đại dương?
Nhận xét tiết học .
Về nhà sưu tầm tranh ảnh suối, sông,hồ
- HS thực hành chỉ ở SGK đâu là nước, đâu là đất.
- Nước chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Vài HS nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.GV và cả lớp sửa chữa hoàn thiện phần trình bày.
- Vài HS nhắc lại .
- HS tham gia chơi, trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
- Học sinh trong nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
-Trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương
- Đọc baì trong SGK
File đính kèm:
- giao an TNXH.doc