Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 5-10

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS biết

- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng

- Giải thích được tại sao hằng ngày mỗi người đều cần phải uống đủ nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh 1 trong SGK

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 5-10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá các kiến thức về: Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. 2. Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý... II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để rút thăm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ A. Bài mới 1. Giới thiệu bàI: Chúng ta đã học hết phần Con người và sức khoẻ, trong 2 tiết của tuần này chúng ta sẽ cùng ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức đã học. 10’ 2. Hoạt động 1: Rút thăm trả lời - Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố các kiến thức về: + Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. + Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. ã Câu hỏi: + Các tranh vẽ các cơ quan gì? (tranh 1 : cơ quan tuần hoàn, tranh 2 : cơ quan bài tiết nước tiểu, tranh 3 : cơ quan hô hấp, tranh 4 : cơ quan thần kinh.) + Nêu chức năng của từng cơ quan kể trên . + Để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, bạn nên làm gì và không nên làm gì? - GV nhận xét - HS rút thăm, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung 20’ 3. Hoạt động 2: Trưng bày tranh - Mục tiêu: Hs vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụg các chất độc hại như rượu, ma tuý, thuốc lá,... - GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ ã Trưng bày tranh: - Các nhóm dán tranh lên tường, chuẩn bị thuyết trình ã Làm việc lớp: - Bình chọn tranh - GV nhận xét, khen thưởng - HS trưng bày tranh - Đai diện HS giới thiệu tranh của nhóm mình - HS khác lắng nghe, bình chon tác phẩm tiêu biểu, xuất săc 2’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : + Học bài, ôn tập cả chương + Chú ý rèn luyện trong cuộc sống. - GV nhận xét giờ học, dặn dò Bài soạn tự nhiên xã hội -tuần 10 Tiết 20 : Họ nội, họ ngoại I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại. Xưng hô đúng với các anh chị em của bố, mẹ. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình. ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK HS mang ảnh chụp họ nội, họ ngoại của mình (nếu có). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ A. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình. - GV nhận xét - 2 HS giới thiệu - HS khác n/x 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ?)Mỗi người chúng ta đều có mấy ông bà ? (2 ông bà : là ông bà nội và ông bà ngoại ) => Chúng ta đều có 2 họ là họ nội và họ ngoại, hôm nay chúng ta sẽ học bài Họ nội, họ ngoại. - HS trả lời 8’ 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK ã Làm việc nhóm - GVdán băng giấy ghi câu hỏi: + Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? (... ông bà ngoại của Hương, mẹ và bác của Hương) + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ? (mẹ và bác của Hương) + Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? (... ông bà nội của Quang, bố và cô của Quang) + Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ? (bố và cô của Quang) ã Làm việc lớp ã GV nhận xét, hỏi thêm : + Những người thuộc họ nội gồm những ai? + Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? * Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội . - Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại . - HS đọc lời giới thiệu trong SGK - HS trao đổi nhóm 2 TLCH + 1 HS nêu câu hỏi + HS khác trả lời - HS trả lời - HS khác bổ sung - 2 HS đọc kết luận trong SGK - Cả lớp đọc 10’ 3. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại ã Làm việc theo nhóm: - GV nêu yêu cầu + Giới thiệu tranh, ảnh của họ hàng, kể về mọi người trong họ nội, họ ngoại của mình + Nói về cách xưng hô với các anh, chị, em của bố v à mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương à mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương. ã Làm việc lớp: - GV nhận xét, giúp học sinh hiểu thêm: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh chị em ruột còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. Tình cảm giữa những người họ hàng cũng rất gắn bó... ? + Chúng ta nên cư xử thế nào đối với những người họ hàng của mình ? (quan tâm, yêu quý, giúp đỡ) + Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình? (... đó là những người có mối quan hệ gần gũi, gắn bó, luôn quan tâm, giúp đỡ nhau...) + Ai thường chơi với những người họ hàng của mình? ã GV Kết luận : Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng nội, ngoại của mình - HS làm việc theo nhóm đôi -HS dán tranh,ảnh đã chuẩn bị lên bảng, giới thiệu - HS khác n/x - HS trả lời - HS khác bổ sung - HS nhắc lại 10 3. Hoạt động 3 Đóng vai. -GV nêu tình huống và chia nhóm ã Làm việc theo nhóm: - Tình huống: + Anh hoặc em của bố/ mẹ đến chơi khi bố mẹ đi vắng. + Họ hàng bên ngoại/ nội có người ốm. + Anh, chị, em họ có việc muốn nhờ .(Ví dụ : làm hộ đồ chợi, bọc sách vở...) ,... ã Làm việc lớp: + Nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì? + Nếu em là người họ hàng của bạn em sẽ thấy thế nào?... - GV nhận xét - Các nhóm thảo luận, sắm vai, xử lí tình huống - Các nhóm thể hiện - HS khác nhận xét 3’ C. Củng cố – dặn dò + Vì sao chúng ta phải yêu quý, quan tâm đến những người họ hàng? (... họ là nữhng người ruột thịt, thân thích...) + Ai đã là được điều đó? - Dặn dò : học bài và thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với họ hàng bên nội, bên ngoại của mình. - HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung Bài soạn tự nhiên xã hội - tuần 10 Tiết 19 : Các thế hệ trong một gia đình I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Các thế hệ trong một gia đình. Phân biệt được gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK HS mang ảnh chụp gia đình mình hoặc tranh vẽ về gia đình mình. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ A. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Từ hôm nay chúng ta sẽ học sang phần mới là phần Xã hội. Bài học đầu tiên sẽ cho ta biết về Các thế hệ trong một gia đình. 7’ 2. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp ? Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ? Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. - HS đọc yêu cầu - HS trao đổi theo cặp - 1 số HS lên kể trước lớp 14’ 3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm - Mục tiêu: Phân biệt được gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ. ã Làm việc theo nhóm: GV treo bảng ghi câu hỏi: - Gia đình bạn Minh, gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào? (Gia đình Minh có 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và anh em Minh; gia đình Lan có 2 thế hệ: bố mẹ và chị em Lan) - Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? (ông bà) - Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? (thứ 2) - Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? (thứ nhất) - Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? (thứ 3) - Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? (thứ 2) - Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì gọi là gia đình có mấy thế hệ? (1 thế hệ) ã Làm việc lớp: GV nhận xét, kết luận : Như SGK - HS đọc yêu cầu - HS làm việc theo nhóm đôi quan sát tranh, trả lời câu hỏi - HS TLCH - HS khác n/x - 2 HS đọc KL 10’ 3. Hoạt động 3 Giới thiệu về gia đình mình. ã Làm việc theo nhóm: - Giới thiệu tranh, kể về các thế hệ trong gia đình mình. ã Làm việc lớp: - Giới thiệu - Đố gia về các thế hệ trong gia đình: + Gia đình mình có những ai, gồm mấy thế hệ ? + Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ? - HS giới thiệu với bạn bên cạnh về gia đình mình - HS giới thiệu tranh ảnh về gia đình - HS đố nhau - HS khác n/x 3’ B. Củng cố – dặn dò: Gia đình bạn nào gồm 2 thế hệ/ 3 thế hệ ? -Dặn dò :Về học bài. Vẽ tranh về gia đình và các thành viên trong gia đình. - HS giơ tay nếu đúng I. Mục tiêu: Giúp HS : Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của thành phố Hà Nội Có ý thức gắn bó, yêu quê hương II. Đồ dùng dạy học: GV : + Các tranh ảnh về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của một số tỉnh, thành phố. + Phần thưởng + Nam châm, chỗ gắn tranh, ... HS : Giấy vẽ, bút màu,... (HĐ3) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... cấp tỉnh ở Hà Nội - GV đánh giá - HS thực hiện - HS khác bổ sung 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài- GV giới thiệu, ghi tên bài Hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh mô tả toàn cảnh Hà Nội 5’ 2. Vẽ tranh - Mục tiêu: - GV giới thiệu hoạt động, nêu yêu cầu ã Bước 1 : GV gợi ý cách thể hiện - Quan sát tranh trong SGK trang 52, 53 - Chúng ta có thể vẽ những cơ quan nào ? - Con mong ước thành phố mình sẽ như thế nào ? (... có nhiều công viên, trường học, luôn sạch sẽ, nhiều cây xanh,...) => GV lưu ý HS chọn các cơ quan, phân bố hợp lí, vẽ cả đường đi, - GV nhận xét, gợi ý để HS phát huy tưởng tượng - HS quan sát, trả lời - HS khác bổ sung - HS lần lượt trả lời - HS khác bổ sung 15’ 6’ 2’ ã Bước 2: Vẽ về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống: GV quan sát, giúp đỡ ã Bước 3: Giới thiệu tranh - Giới thiệu - Bình chọn C. Củng cố – dặn dò + Tìm hiểu thêm về thành phố của mình về các mặt lịch sử, đời sống, văn hoá + Nhận xét tiết học - HS vẽ tranh, - HS giới thiệu thiệu về các cơ quan - HS khác nhận xét, bổ sung, bình chọn tranh đẹp, ý nghĩa

File đính kèm:

  • docTN - XH tuan 5 den 10.doc