I.Mục tiêu:
- Nêu ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK t 106, 107.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 28 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 55
THÚ (TT).
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK t 106, 107.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
( 5 phút)
B.Bài mới:
HĐ 1
Quan sát và thảo luận
(15 phút)
HĐ 2:
Thảo luận nhóm 4
( 15 phút)
Nhận xét -dặn dò
(2 phút)
*Thú.
+Nêu ích lợi của các loài thú nhà ?
-Nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: - Quan sát hình vẽ và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
-Tiến hành:
-Bước1: Thảo luận nhóm đôi:
+Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết ?
+Chỉ các bộ phận bên ngoài của từng loài thú rừng được quan sát ?
+So sánh, tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nhà ?
(Dành cho HS khá,giỏi)
-Bước2:
-Kết luận: Thú rừng cũng có đặc điểm giống thú nhà như: có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
-Thú nhà được người nuôi dưỡng và thuần hoá từ nhiều đời nay, chúng đã biến đổi và thích nghi với sự chăm sóc của con người.
- Thú rừng là loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm tự kiếm sống trong tự nhiên.
-Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
-Tiến hành:
-Bước1: Phân loại tranh các loài thú ở SGK về:
+Thú ăn thịt.
+Thú ăn cỏ.
+Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú ?
-Bước2: Làm việc cả lớp:
-Kết luận: Các loài thú sống trong rừng được gọi là thú rừng, chúng tự kiếm sống trong tự nhiên. Chúng ta không nên săn bắt, ăn thịt thú rừng vì có rất nhiều loài thú quý hiếm như: sư tử, tê giác, hươu sao, gấu trúc….Chúng cần được bảo vệ và duy trì nòi giống.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Mặt Trời
-2 HS trả lời.
-HS quan sát các hình vẽ SGK Tr 106,107 trả lời theo gợi ý của GV:
-HS tự kể.(H1-H8)
-Giống: có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
-Khác: thú nhà do người nuôi dưỡng và thuần hoá, thú rừng sống hoang dã , tự kiếm sống.
Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một loài thú, khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình vẽ và nói rõ từng bộ phận cơ thể của loài đó.
-Sinh hoạt theo nhóm.
-Chó sói, hổ, báo ,sư tử…
-Hươu sao, thỏ.
-Để duy trì nòi giống các loài thú quý hiếm.
-Các nhóm trình bày
-Lớp nhận xét.
Tuần 28
Tiết 58
MẶT TRỜI.
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất
II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 110, 111.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ
( 5 phút)
B.Bài mới:
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm
( 10-12 phút)
Hoạt động 2:
Quan sát tranh SGK , thảo luận theo cặp
(10 -12 phút)
Hoạt động 3:
Làm việc với SGK, thảo luân theo nhóm4
(8 phút)
(HS khá, giỏi)
Nhận xét- dặn dò
(2 phút)
* Thú (TT)
+Kể tên các loài thú rừng mà em biết ?
+Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú ?
-Nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
-Tiến hành:
-Bước1:
+Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.?
+Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy thế nào? Tại sao ?
+Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt ?
-Bước2:
-Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt.
-Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất.
-Tiến hành:
-Bước1:
+Nêu ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+Nếu không có ánh sáng Mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất ?
+Đi dưới trời nắng, không đội mũ, em cảm thấy như thế nào ?
-Bước2: Đại diện các nhóm trình bày
-Kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh nhưng đi dưới trời nắng, em phải đội mũ để tránh Mặt Trời chiếu vào đầu, vào gáy dễ bị cảm. Về mùa khô, trời nắng hạn nhiều, rừng cũng dễ bị cháy, cần phải bảo vệ rừng.
-Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
-Tiến hành:
-Bước1:
+Con người đã sử dụng năng lượng của Mặt Trời vào những việc gì trong cuộc sống hàng ngày ?
+Gia đình em đã sử dụng năng lượng của Mặt trời để làm gì ?
Bước2: Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Giảng thêm: Ngày nay, khoa học tiến bộ, người ta đã sử dụng năng lượng Mặt Trời chế ra xe chạy bằng năng lượng, nấu chín thức ăn bằng năng lượng Mặt Trời để tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Mặt trời rất cần cho đời sống con người , cỏ cây, động vật.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên.
-2 HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý của GV:
-Vì được Mặt trời chiếu sáng.
-Thấy nóng,vì do Mặt trời toả nhiệt.
-Để cái chậu, chiếc xe ngoài nắng,một vài phút sau, ta sờ vào thấy các vật đó đều nóng.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm bạn bổ sung.
-HS quan sát tranh SGK Tr 110, thảo luận nhóm đôi theo gợi ý:
-Nhờ có Mặt trời, con người dễ dàng đi lại, làm việc, thực vật nhờ có Mặt Trời đều xanh tươi, động vật khoẻ mạnh.
-Trái Đất sẽ không còn sự sống.
-Nóng, đau đầu.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS quan sát hình 2,3,4 Tr 111 SGK, trả lời các câu hỏi :
-Phơi khô thóc, đậu, cà phê (h2), nước biển bốc hơi tạo thành muối (h3), pin Mặt trời (h4).
-Phơi khô quần áo và phơi một số đồ dùng trong gia đình.
-Các nhóm trình bày.
-1 HS đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng”.
File đính kèm:
- TUÂN 28.doc