I.Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, áp phích về An toàn giao thông, các hình trong SGK trang 64, 65.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 17 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 33
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP.
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, áp phích về An toàn giao thông, các hình trong SGK trang 64, 65.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
( 5 phút)
B.Bài mới:
HĐ 1:
Quan sát tranh theo nhóm đôi
( 12-14 phút)
HĐ 2:
Thảo luận nhóm:
( 9-12 phút)
HĐ 3:
Trò chơi : Đèn xanh, đèn đỏ
( 6 phút)
Củng cố bài:
( 2 phút )
Nhận xét- dặn dò
( 2 phút)
* Làng quê và đô thị.
+ Ở làng quê, người dân sống bằng nghề gì?
+ Ở đô thị, người dân sống bằng nghề gì?
+ Nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về nhà cửa, đường sá, nghề nghiệp của nhân dân?
-GT bài.
-Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
-Tiến hành:
-Bước1: Làm việc theo nhóm.
-Gv hướng dẫn các nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 yêu cầu chỉ và nói: người nào đi đúng, người nào đi sai?
-Bước2: GV treo tranh, mời đại diện các nhóm báo cáo.
- Theo dõi, nhận xét.
-Mục tiêu: Hs thảo luận nhóm để biết luật giao thông đồi với người đi xe đạp.
-Tiến hành:
-Bước1: GV chia nhóm, thảo luận theo gợi ý sau:
+Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
+Bản thân em đã chấp hành luật giao thông như thế nào nếu đi xe đạp?
-Bước 2: GV phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông
-Kêt luận: Khi đi xe đạp, cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi ra đường ngược chiều, không được chở ba rất nguy hiểm, không được lạng lách, đánh võng.
-Mục tiêu: thông qua trò chơi, nhắc HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông
-Tiến hành: Gv hướng dẫn.
-Bước1: HS cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
-Bước 2: Trưởng trò hô:
-Đèn xanh: Cả lớp 2 tay quay vòng
-Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
-Trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát một bài.
- Nhận xét trò chơi.
-Hỏi:
+Khi đi xe đạp, cần đi như thế nào?
-Gv nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông, lưu ý độ tuổi đi xe đạp của HS.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Thực hiện như nội dung bài.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- 3 HS trả lời.
-Quan sát tranh và thảo luận.
-Đại diện các nhóm báo cáo, 1 em hỏi, 1 em trả lời.
-Hình 1: Người đi xe đạp đi sai luật ( vì đèn đỏ ).
-Hình 2: Chú công nhân đi sai luật ( vì ngược chiều ).
-Hình 3: Các bạn hs đi sai luật ( vì vỉa hè dành cho người đi bộ ).
-Hình 4: Chị phụ nữ đi sai luật ( vì đường làng hẹp, chị vượt lên phía trước, nếu có xe đi ngược chiều, dễ xảy ra tai nạn ).
-Hình 5: Chú công nhân vừa đi vừa vác thang là sai luật ( vì dễ xảy ra tai nạn ).
-Hình 6: Các bạn HS đều đi sai luật.
-Các bạn nhận xét.
-Thảo luận theo nhóm 4.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe và nhắc lại.
-HS lắng nghe và cùng tham gia chơi.
-HS trả lời.
-1 HS đọc.
Tuần 17
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ I .
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy :Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh (hình câm).
- Thẻ ghi tên các cơ quan đó.
- Vở bài tập Tự nhiên xã hội.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ
( 5 phút )
B.Bài mới:
HĐ 1
Thảo luận nhóm
( 10 -12 phút)
* An toàn khi đi xe đạp.
+ Khi đi xe đạp, ta cần phải đi như thế nào?
+ Em đã biết đi xe đạp chưa? Khi đi xe đạp, em phải đi như thế nào?
- Nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: HS kể và nêu được chức năng các bộ phận của cơ quan trong cơ thể.
-Tiến hành:
-Bước1: GV chia nhóm, các nhóm thảo luận câu hỏi và ghi vào bảng sau:
Tên cơ quan
Tên các bộ phận
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết nước tiểu
Thần kinh
-2 HS trả lời.
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào bảng.
Tên cơ quan
Tên các bộ phận
Hô hấp
- mũi
- khí quản
- phế quản
- 2 lá phổi
Tuần hoàn
- tim
- các mạch máu
Bài tiết nước tiểu
- 2 quả thận
- 2 ống dẫn nước tiểu
- bóng đái
- ống đái
Thần kinh
- não
- tuỷ sống
- các dây thần kinh
HĐ 2
Làm việc theo cặp
(10-12 phút)
-Bước2: gọi một số nhóm lên trình bày.
-Mục tiêu: Hs kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu.
-Nêu được cách đề phòng.
-Tiến hành:
-Bước1: Các cặp hs thảo luận, ghi các ý kiến vào vở bài tập ( bài 2 trang 46 ):
Tên cơ quan
Cách giữ vệ sinh
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết nước tiểu
Thần kinh
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhóm bạn bổ sung.
-Thảo luận theo cặp, ghi các ý kiến vào vở bài tập.
Tên cơ quan
Cách giữ vệ sinh
Hô hấp
- Giữ ấm cơ thể
- Vệ sinh mũi họng
- Tập thở vào buổi sáng
- Vui chơi, sinh hoạt ở nơi có không khí trong lành.
- Khi trực nhật phải mang khẩu trang.
Tuần hoàn
- Rèn luyên thân thể, học tập, làm việc, vui chơi vừa sức.
- Sống vui vẻ tránh xúc động, tức giận...
- Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật.
- Ăn uống điều độ, đủ chất...
Bài tiết nước tiểu
- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót.
- Hằng ngày, cần uống đủ nước , không được nhịn đi tiểu
Thần kinh
- Rèn luyên thân thể, ăn, ngủ, học tập, làm việc,nghỉ ngơi, vui chơi điều độ.
- Không làm việc căng thẳng, lo nghĩ, buồn bực, tức giận...
- Không dùng các chất kích thích, các loại thuốc độc hại.
HĐ 3:
Trò chơi: “Ai nhanh , ai đúng”
(7 phút)
Củng cố:
( 2 phút)
Nhận xét-dặn dò
( 2 phút)
-Bước2: Gọi một số cặp trình bày.
- Nhận xét, bổ sung ý cần nêu.
-Liên hệ thực tế.
-Mục tiêu: Thông qua trò chơi, hs nhớ tên và vị trí các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
-Tiến hành:
-Bước1: GV chuẩn bị 4 tranh
(sơ đồ câm ) về 4 cơ quan trên và các thẻ ghi tên các bộ phận của từng cơ quan
-Bước2: GV treo tranh 4 cơ quan và hướng dẫn cách chơi.
-Chọn 4 đội chơi, mỗi đội 2 em, khi có hiệu lệnh, lần lượt từng em của mỗi đội lên gắn thẻ các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể đúng chỗ.
-Bước3: Hs tham gia chơi.
-Bước4: Sau khi hs chơi, GV chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai.
-Nhận xét trò chơi.
-Gọi HS nhắc lại tên các cơ quan đã ôn tập trong cơ thể người.
+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ các cơ quan đó.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ôn lại bài đã học.
-Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm những tranh ảnh về hoạt động công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc để giờ sau tiếp tục ôn tập.
-Một số cặp trình bày.
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-Hs chú ý lắng nghe.
-4 đội tham gia chơi.
-Các bạn còn lại theo dõi, nhận xét : đội nào gắn nhanh và đúng nhất.
-HS nhắc lại.
File đính kèm:
- TUÂN 17.doc