Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Nguyễn Thị Hằng

A- MỤC TIÊU: * HS hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông

 * Học sinh biết cách trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích.

B- CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: - Đồ vật dạng hình vuông có trang trí: khăn, thảm, vv

 - Bài vẽ của các em học sinh năm trước, bài trang trí hình vuông in ở SGK

- Hình gợi ý cách trang trí hình vuông

* Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Nguyễn Thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Mĩ thuật lớp 3 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Tiết 19 Bài vẽ trang trí: trang trí hình vuông Ngày soạn: 14/ 01/ 2007 Ngày lên lớp: A- mục tiêu: * HS hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông * Học sinh biết cách trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích. B- chuẩn bị: * Giáo viên: - Đồ vật dạng hình vuông có trang trí: khăn, thảm, vv… - Bài vẽ của các em học sinh năm trước, bài trang trí hình vuông in ở SGK - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông * Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. C- Nội dung: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập GV: Kiểm tra và nhận xét Giáo viên cho HS quan sát đồ vật có trang trí hình vuông và giới thiệu bài Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét GV: Cho HS quan sát nhiều đồ vật có trang trí hình vuông và đặt câu hỏi: Các hình vuông được trang trí có giống nhau không ? Hoạ tiết được vẽ trong hình vuông như thế nào ? Dựa vào mẫu GV giải thích thêm: Hoạ tiết lớn ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt Cách vẽ màu: Màu cần làm rõ trọng tâm, màu có đậm, nhạt (GV chỉ vào hình mẫu) Hoạt động 3: cách trang trí hình vuông GV vẽ lên bảng để hướng dẫn + Vẽ hình vuông + Vẽ các đường trục + Vẽ hình mảng (có thể vẽ mảng khác nhau) + Vẽ hoạ tiết cho phù hợp các mảng GV gợi ý cho HS nhận đậm nhạt của màu GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước Hoạt động 4: thực hành GV hướng dẫn HS làm bài - Kẻ đường trục - Kẻ mảng hình - Vẽ hoạ tiết … Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá GV chọn bài đẹp gợi ý để HS nhận xét và xết loại GV yêu cầu HS chọn bài mình thích GV nhận xét chung Dặn dò: BTVN: Vẽ 1 bài vào giấy A4 Tiết học sau chuẩn bị đồ dùng dạy học HS chuẩn bị đồ dùng học tập HS chú ý quan sát và lắng nghe HS quan sát HS trả lời theo suy nghĩ HS chú ý lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS làm bài HS lắng nghe và nhận xét. Giáo án: Mĩ thuật lớp 3 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Tiết 20 Bài vẽ trang : đề tài ngày tết hoặc lễ hội Ngày soạn: 21/ 01/ 2007 Ngày lên lớp: 22/ 01 / 2007 A- mục tiêu: - HS tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày Lễ hội của dân tộc, của quê hương. - Vẽ được tranh về ngày Tết và Lễ hội - HS thêm yêu mến quê hương, đất nước B- chuẩn bị: * Giáo viên - Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, Lễ hội - Bài vẽ của HS các lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ * Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội - Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ C- Nội dung: * Giới thiệu bài: - Em nào cho Thầy biết chúng ta chuẩn bị đón ngày gì? (Đón ngày Tết) - Gv nhận xét, bổ sung và ghi mục bài. Hoạt động1: Tìm, chọn nội dung đề tài Treo tranh, ảnh ngày Tết và lễ hội: - Không khí ngày tết như thế nào? ( Tưng bừng, náo nhiệt) - Ngày tết thường có các hoạt động gì? ( Rước lễ, các trò chơi...) - Trang trí trong ngày tết, lễ hội như thế nào? ( Rất đẹp, cờ hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, tươi vui) - Em hãy kể ngày tết và lễ hội ở quê mình? + HS trả lời - Gv nhận xét bổ sung thêm. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV gợi ý cho HS chọn một nội dung về ngày Tết hay Lễ hội để vẽ như: đi chúc tết, đi chợ hoa, đi xem hội làng; các trò chơi như: Đấu vật, múa rồng, múa sư tử, thi bơi thuyền, hát dân ca... - Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phù hợp với mỗi hoạt động như: Sân đình, quảng trường, đường làng, bờ sông, công viên hoặc đường phố... + Em vẽ về hoạt động nào? + Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? + Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung * Cho HS xem tranh vẽ của hs các năm trước. Hoạt động 3: Thực hành - Cho HS tìm, chọn nội dung vẽ phù hợp. - Gợi ý HS tìm màu, vẽ màu: + Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính để làm nổi rõ đề tài. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. - Trong khi HS vẽ bài, GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể hơn. Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá: - GV chọn ba bài vẽ hoàn thành tốt để nhận xét: + Cho HS tự giới thiệu về bài vẽ của mình. + HS khác nhận xét. HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích. - Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài. - GV đánh giá bài nhằm khuyến khích, độnh viên HS. Dặn dò - Hoàn thành bài vẽ ở nhà ( nếu ở lớp vẽ chưa xong). - Tìm và xem các bức tượng - chuẩn bị cho bài sau. Giáo án: Mĩ thuật lớp 3 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Tiết 21 Bài thường thức mĩ thuật tìm hiểu hình tượng Ngày soạn: / / 2007 Ngày lên lớp: / / 2007 A- mục tiêu: - HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc (giới hạn ở các loại tượng tròn) - HS có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp cảm nhận được vẻ đẹp của chúng. HS thân yêu thích giờ tập nặn B- chuẩn bị: * Giáo viên: - Một vài tượng nhỏ bằng thạch cao, gỗ. - ảnh chụp một số tượng tiêu biểu, bảng phụ. * Học sinh: - Vở tập vẽ 3, tượng nhỏ hoặc chụp ảnh ( nếu có) - Sưu tầm tướng có ở địa phương C- Nội dung: A. Giới thiệu bài: (5’) - GV giới thiệu 1 tượng nhỏ - HS sinh quan sát, nhận xét về thể loại của tác phẩm trên - GV giới thiệu bổ sung và giới thiệu bài học. B. Bài học: HĐ1 : Tìm hiểu về tượng (25’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giới thiệu 1 tượng nhỏ và 1 tranh vẽ tranh chân dung - Quan sát - Đặt câu hỏi gợi ý: + ? Tượng và tranh vẽ khác nhau như thế nào? - Suy nghĩ và trả lời - Bổ sung nhận xét của HS (bảng phụ) + Tượng có thể nhìn thấy các mặt xung quanh, tượng được tạo đúc, đắp..bằng các chất liệu đất nung, đá, đồng, gỗ, thạch cao... - Lắng nghe + Còn tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ thấy mặt trước, tranh vẽ trên giấy, vải, tường... bằng các chất liệu như bút lông, phấn màu, bút chì hoặc bằng bột màu, sơn dầu... - Giới thiệu ảnh chụp 2 bức tượng (1 tượng mới, 1 tượng cổ) - Quan sát - Đặt câu hỏi gợi ý: +? Hãy nêu tên và chất liệu hai pho tượng trên - Suy nghĩ và trả lời - Bổ sung nhận xét của HS và tóm tắt về tượng cổ, tượng mới - Lắng nghe - Yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ (trang 28) - Đặt câu hỏi gợi ý +? Nêu tên, chất liệu từng pho tượng - Thảo luận nhóm +? Nêu đặc điểm của các pho tượng và so sánh sự khác nhau của chúng - Một nhóm trình bày kết quả thảo luận - Bổ sung nhận xét của HS và kết luận về tượng Các nhóm còn lại bổ sung 2) HĐ2: Nhận xét, đánh giá (5’) - Tổ chức trò chơi: “ Đội nhanh, đội thắng ” - Luật chơi: Các nhóm ghi tên những pho tượng đã sưu tầm được trên bảng phụ. Trong 2’ nhóm nào được nhiều pho tượng và đúng thì thắng. - Tham gia trò chơi - Sau 2’ treo bảng phụ lên - Tuyên bố kết quả đội thắng, đội thua N/ xét kết quả cuộc chơi - Nhận xét chung giờ học. - Dặn dò: - Sưu tầm ảnh chụp các tác phẩm tượng dán trên giấy A4 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài 22./.

File đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat lop3.doc