Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 16 - Trần Thị Hai

 I.Mục tiêu:

 - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.

 - Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình trang 60,61 SGK.

 - Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 16 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 31 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI. Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. - Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 60,61 SGK. - Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Làm việc theo cặp ( 7-9 phút) HĐ 2: Hoạt động lớp ( 7-8 phút) HĐ 3: Làm việc theo nhóm (8 -10 phút) HĐ 4: Ttrò chơi (6 phút) Nhận xét -dặn dò: (2 phút) -Hoạt động nông nghiệp. + Thế nào gọi là hoạt động nông nghiệp? + Kể tên một số hoạt động nông nghiệp mà em biết. - Nhận xét. -GT bài. -Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp, thương mại. -Tiến hành: -Bước1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về các hoạt động công nghiệp. thương mại mà các em biết. -Bước2: -GV bổ sung: Ở các thành phố có nhiều hoạt động công nghiệp như dệt may 29/3 Đà Nẵng, nhà máy cơ khí Đà Nẵng ( luyện thép), nhà máy xe đạp ( chế tạo xe đạp ), nhà máy cao su Đà Nẵng, nhà máy nhựa Đà nẵng... - Giới thiệu thêm 1 số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đều gọi là hoạt động công nghiệp. -Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của nó. - Tiến hành: Làm việc cả lớp. - Bước1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK. - Bước2: Mỗi HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình - Bước3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. - Giới thiệu, phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt đông đó như: - Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy. - Khai thác than để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt trong sinh hoạt -Dệt cung cấp vải, lụa, khăn mặt… -Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt… gọi là hoạt động công nghiệp. Các hoạt động đó cung cấp nhiên liệu, phụ tùng ... cho các nhà máy, hàng hóa, dụng cụ dùng trong sinh hoạt cho con người. -Mục tiêu: Biết được các hoạt động thương mại, và ích lợi của nó. -Tiến hành: -Bước1: Chia nhóm, thảo luận theo yêu cầu của SGK. -Bước2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Gợi ý: + Những hoạt động mua bán như trong hình 4,5 SGK (Tr 61) thường gọi là hoạt động gì? + Hoạt động đó, các em đã nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng mà em biết? -Căn cứ vào trả lời của HS, GV bổ sung, giới thiệu cho HS biết những mặt hàng được bán ở các phiên chợ quê, đặc biệt những phiên chợ vùng cao… -Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.Hoạt động này giúp con người mua, bán, trao đổi hàng hóa... -Mục tiêu: Giúp HS làm quen với các hoạt động mua bán. -Tiến hành: -Bước1: Đặt tình huống: +Em và các bạn vào siêu thị mua hàng - Cho HS đóng vai, 1, 2 người bán hàng, 1 số người mua. - Bước2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét về cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia mua bán hàng. - Nhận xét, tuyên dương. - 2 HS đọc mục : “ Bạn cần biết”. - Tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. -Dặn ôn lại bài học. -Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị. - 2 hs trả lời. - Thảo luận theo nhóm đôi. - Một số cặp trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe. -HS quan sát hình (Tr 60,61). -Nêu tên các hoạt động đã được quan sát. -Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp. -HS lắng nghe. -Các nhóm thảo luận theo yêu cầu. -Một số nhóm trình bày. -Nhóm khác bổ sung. - Chợ, siêu thị... - Chợ Ái Nghĩa, chợ Quảng Huế... Siêu thị BigC, Metro... - HS lắng nghe. -Các nhóm thảo luận tình huống vừa nêu, phân vai người bán, người mua và đóng vai. -Các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét. - 2 HS đọc. Tuần 16 Tiết 32 LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ. Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 62, 63. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới: HĐ 1: Làm việc theo nhóm ( 10-12 phút) *Hoạt động công nghiệp, thương mại. + Các hoạt động như khai thác khoáng sản, luyện thép, dệt may được gọi là hoạt động gì? + Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động gì? + Kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng mà em biết ? + Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. - Nhận xét. - GT bài. - Mục tiêu: HS phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. -Tiến hành: -Bước1: Gv hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm. +Hình 1 vẽ cảnh gì? +Hình 2 vẽ cảnh gì? +Hình 3 vẽ cảnh gì? Nêu sự khác nhau giữa làng quê và đô thị và ghi lại kết quả theo bảng dưới đây: Làng quê Đô thị Phong cảnh, nhà cửa Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân Đường sá, hoạt động giao thông Cây cối -3 HS trả lời. -Quan sát và thảo luận theo nhóm. -Làng quê ở đồng bằng. -Làng quê ỏ miền núi. -Đô thị. -Các nhóm quan sát tranh, thảo luận và ghi vào phiếu học tập. HĐ 2 Thảo luận nhóm ( 7-10 phút) HĐ 3: Vẽ tranh (11-12 phút) Nhận xét- dặn dò ( 2 phút) -Bước2: -GV căn cứ vào kết quả trình bày của các nhóm, nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. -Kết luận: Ở làng quê, người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công khác… xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng, trại, đường làng nhỏ, ít người qua lại, ở đô thị, người dân thường đi làm trong công sở, cửa hàng, nhà máy…, nhà ỏ tập trung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại. -Mục tiêu: Kể được tên một số nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. -Tiến hành: -Bước 1: Chia nhóm: -GV chia các nhóm, mỗi nhóm căn cứ vào thảo luận ỏ hoạt động để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ỏ làng quê và đô thị. -Bước2: Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng sau: Nghề nghiệp ỏ làng quê Nghề nghiệp ỏ đô thị -trồng trọt - - - -buôn bán - - - -Bước 3: Căn cứ vào kết quả thảo luận, gv giới thiệu cho các em biết thêm về sinh hoạt của đô thị để các em hiểu khi chưa có cơ hội đến thăm. -Kết kuận: -Ỏ làng quê, người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công khác. -Ỏ đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy… -Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm những hiểu biết của hs về đất nước. +Nơi em đang ở là làng quê hay đô thị? -Tiến hành: -GV nêu chủ đề: Hãy vẽ phong cảnh ở quê em. -Yêu cầu mỗi em vẽ một tranh. -GV và cả lớp nhận xét ( nếu em nào vẽ chưa xong, các em có thể về nhà vẽ tiếp) -Liên hệ giáo dục HS về ý thức bảo vệ môi trường, góp phần làm cho làng quê ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. -Gv nhận xét tiết học. -Dặn HS học bài. -Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi xe đạp. -Đại diện các nhóm trình bày kêt quả thảo luận.. -Nhóm bạn bổ sung. -HS lắng nghe. -Thảo luận nhóm để tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và đô thị. -HS lắng nghe. - Làng quê. - HS chuẩn bị giấy, tham gia vẽ tranh. - Một số em trình bày bài vẽ của mình. - Bạn nhận xét. - 2 HS đọc lại mục: “ Bạn cần biết”.

File đính kèm:

  • docTUÂN 16.doc
Giáo án liên quan