Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 10 - Nguyễn Thị Thu Giang

 I/ Mục tiêu:

Giúp Hs hiểu:

- Giải thích thế nào là họ nội nội, họ ngoại.

- Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ.

- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại.

- Tích hợp KNS: giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 40, 41 SGK.

 * HS: SGK, vở.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 10 - Nguyễn Thị Thu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội Họ nội, họ ngoại I/ Mục tiêu: Giúp Hs hiểu: Giải thích thế nào là họ nội nội, họ ngoại. Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại. Tích hợp KNS: giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 40, 41 SGK. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (7’) - Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi. + Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh? + Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời 1 số cặp Hs lên trình bày. - Gv chốt lại: => Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Oâng bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. * Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại. (12’) - Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. Các bước tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu từng nhóm treo tranh của mình lên tường. Một Hs trong nhóm giới thiệu về họ hàng của mình, cách xưng hô. - Gv nhận xét. => Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, cón có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. * Hoạt động 3: Đóng vai. (8’) - Mục tiêu: tích hợp KNS: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn. - Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống: + Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng. + Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng. + Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm. Bước 2: Thực hiện. - Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét. - Gv nhận xét, chốt lại. => Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận. HT: Lớp Hs quan sát hình . Hs thảo luận theo nhóm. Đại diện các cặp Hs lên trình bày kết quả thảo luận. PP: Thảo luận. HT: Nhóm Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại. Hs treo tranh lên , đại diện 1 em lên giới thiệu họ hàng của mình. Hs nhắc lại. PP: Đóng vai. HT: Nhóm Hs thảo luận và chọn tình huống đóng vai. Các nhóm thể hiện vai diễn qua các tình huống. Hs nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. Nhận xét bài học. Chính tả Nghe – viết : Quê hương I/ Mục tiêu: - Nghe - viết 3 khổ thơ đầu của bài “ Quê hương” - Viết đúng và làm bài tập có những tiếng với âm đầu tr/ch . Tập giải câu đố. II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. (12’) - Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một lần các khổ thơ viết. Gv mời 1 HS đọc lại khổ thơ sẽ viết. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ: + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv đọc từng dòng thơ. - Gv quan sát Hs viết. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (15’) - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài tìm những tiếng có âm tr/ch. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: + Bài tập 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv mời 1 Hs đứng lên đọc câu đố. - Gv cho Hs khảo sát tranh minh họa. - GV chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu Hs thảo luận để trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét, chốt lại: Nặng – nắng ; lá – là. Cổ – cỗ ; co – cò – cỏ. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. HT: Lớp Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Chùm khế ngọt, con diều, con đò, cầu tre nhỏ, nón lá, hoa cau ……. Những chữ ở đầu câu. Hs viết ra nháp: trèo hái, cầu tre, nghiêng che. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi thi đua. HT: Cá nhân 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Cả lớp chữa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Một Hs đọc câu đố. Hs xem tranh minh họa. Hs trao đổi theo nhóm. Nhóm nào có lời giải trước và đúng thi thắng cuộc. Hs sửa bài vào VBT. Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật Xem tranh tĩnh vật I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs làm quen với tranh tĩnh vật. Kỹ năng: Biết cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. Thái độ: - Cảm thụ vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật của HS các lớp trước. * HS: VBt vẽ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Xem tranh. (12’) - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát tranh. (GV chia lớp thành các nhóm cho HS tìm hiểu tranh) - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở vở tập vẽ 3 và nêu ra các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ và trả lời: + Tác giả bức tranh là ai? + Tranh vẽ nhưĩng loại hoa quả nào? + Hình dáng của các loại hoa, quả đó. + Những hình chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào?Tỉ lệ của các hình chính so với các hình phụ? + Em thích bức tranh nào nhất? - Sau khi xem tranh, Gv giới thiệu vài nét về tác giả: Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mĩ thuật công nghiệp. Oâng rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật. Oâng đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.* * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. (15’) - Mụv tiêu: Củng cố lại cách xem tranh của Hs Hs. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : Phát cho Hs những bức tranh tĩnh vật. Yêu cầu các emcho biết tác giả của bức tranh? Tranh vẽ những loại hoa quả nào? Hình dáng của các loại hoa quả đó? Màu sắc? - Gv nhận xét . PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. HT: Lớp Hs quan sát Hs trả lời. Hs lắng nghe. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: Cá nhân Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét.

File đính kèm:

  • doctnxh lop 3 tuan 10.doc