Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

 I . MỤC TIÊU:

 Sau bài học , HS có khả năng:

 -Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vvào và thở ra.

 -Chỉ và nói được tên bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

 -Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

 -Hiểu được vai trò củà hoạt động thở đối với sự sống của con người

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh ảnh trong SGK

 III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A .KIỂM TRA BÀI CŨ

 GV kiểm tra SGK, vở, bút, thước

 B .GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về hoạt động thở và cơ quan hô hấp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Tự nhiên và Xã hội HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I . MỤC TIÊU: Sau bài học , HS có khả năng: -Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vvào và thở ra. -Chỉ và nói được tên bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. -Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. -Hiểu được vai trò củà hoạt động thở đối với sự sống của con người II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh trong SGK III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A .KIỂM TRA BÀI CŨ GV kiểm tra SGK, vở, bút, thước B .GIỚI THIỆU BÀI MỚI Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về hoạt động thở và cơ quan hô hấp. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Thực hành cách thở sâu Mục tiêu : -HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - GV yêu cầu HS cùng thực hiện động tác “ Bịt mũi nín thở” -Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ? - Gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.Sau đó cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. +Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức? +So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu? +Nêu ích lợi của việc thở sâu? Kết luận : Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí , lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức , lồng ngực xẹp xuống , đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Làm việc với SGK Mục tiêu : -Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phậncủa cơ quan hô hấp - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. GV yêu cầu HS quan sát SGK và thảo luận nhóm đôi. Kết luận:Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khígiữa cơ thể và môi trường bên ngoài .cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí .Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. - HS thực hiện - Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường Cả lớp thực hiện + Khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức thì lồng ngực phồng lên, xẹp xuống + Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí , lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức , lồng ngực xẹp xuống đẩy không khí từ phổi ra ngoài. +Thở sâu có lợi cho cơ quan hô hấp. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình 2 trang 5 SGK, lần lượt người hỏi, người trả lời VD: HS A: Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên cơ quan hô hấp HS B: Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 HS A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ? HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ? -Một số cặp lên hỏi đáp trước lớp .Cả lớp nhận xét và bổ sung thêm. -HS nghe và ghi nhớ. IV CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở? -Khi bị dị vật làm tắc đường thở ta phải làm gì? - GV nhận xét tiết học ; nhắc HS về nhà thực hiện theo nội dung bài học: tập thở sâu, tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ rơi vào đường thở.

File đính kèm:

  • doc01.doc
Giáo án liên quan