Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 30

Tuần : 30

Tiết : 30 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI : NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT

I . Mục tiêu :

- Nêu được tên môt số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.

- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.

* Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa), và con vật(di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh).

II . Đồ dùng dạy học :

 - Các tranh, ảnh về cây và con vật do HS sưu tầm được.

 - Giấy, hồ dán, băng dính.

III . Cac hoạt động dạy - học :

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 Tiết : 30 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI : NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT NS : 6 / 4 / 2011 NG : 7 / 4 / 2011 I . Mục tiêu : - Nêu được tên môt số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. * Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa), và con vật(di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). II . Đồ dùng dạy học : - Các tranh, ảnh về cây và con vật do HS sưu tầm được. - Giấy, hồ dán, băng dính. III . Cac hoạt động dạy - học : TG Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1’ 4’ 8’ 8’ 10’ 3’ 1’ Ổn định tổ chức : Bài cũ : Kể tên các con vật sống ở nước ngọt. Kể tên các con vật sống ở nước mặn. 3. Bài mới : * Hoạt động 1 : Nhận biết cây cối trong tranh vẽ + Bước 1 : Hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau : Tên gọi. Nơi sống. Ích lợi. + Bước 2 : Hoạt động cả lớp. - Đại diện các nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả. - Tiểu kết : Cây cối có thể sống ở mọi nơi : trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí. + Bước 3: Hoạt động cả lớp. - Hỏi : Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết : Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? - Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu ? * Hoạt động 2 : Nhận biết các con vật trong tranh vẽ. + Bước 1 : Hoạt động nhóm - Yêu cầu quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau : Tên gọi. Nơi sống. Ích lợi. + Bước 2 : Hoạt động cả lớp. - Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày. - Tiểu kết : Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi : Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước. * Hoạt động 3 : Triển lãm + Bước 1 : GV chia lớp thành 4 nhóm và phân cho mỗi nhóm 1 góc lớp, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4, hồ dán. Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau : Nhóm 1 : Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn. Nhóm 2 : Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống dưới nước. Nhóm 3 : Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Nhóm 4 : Thu thập và trình bày tranh ảnh cây cối và các con vật sống trên không. + Bước 2 : GV nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt. * Nêu một số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật. 4 Củng cố : Cho HS làm bài tập 2 ở VBT/ 29 5.Nhận xét – Dặn dò : - Tuyên dương những HS phát biểu. - Về nhà làm Bt 1 VBT/ 28, 29 HS hát - 1 HS trả lời - 1 HS trả lời - HS thảo luận. - Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất). - Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước). - HS thảo luận nhóm. - 1 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - HS nghe, ghi nhớ. - Các nhóm làm việc. Nếu thiếu tranh có thể vẽ hoặc viết thêm tên cây cối hay các con vật theo đề tài nhóm được phân công. - Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. - HS nêu : Cây cối thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa. Các con vật : di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh. - HS làm bài tập Tuần : 30 Tiết : 57 CHÍNH TẢ : (N -V) AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG NS : 4 / 4 / 2011 NG : 5 / 4 / 2011 I . Mục tiêu : - Chép lại chính xác bài chính tả, đoạn “Một buổi sáng …da Bác hồng hào” trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT2b. II. Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 3’ 1’ 10’ 19’ 4’ 1’ 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : lấm tấm, lửa thẫm, dãy phố, quạt. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó : - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hỏi : + Đoạn văn có mấy câu ? + Trong bài những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? - Cho HS tìm chữ được viết liền mạch - HS đánh vần : trại nhi đồng, chạy ùa tới, tay dắt, hồng hào. + Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 2b. + Viết bảng con : GV đọc : trại nhi đồng, chạy ùa tới, tay dắt, hồng hào. * Hoạt động 3 : Viết bài vào vở. - Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. + Soát bài : GV đọc * Hoạt động 4 : Chấm bài - GV chấm bài : 5- 7 bài 4.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập 3a.- Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập - 4 HS đánh vần - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại. - Trả lời : - Đoạn văn có 5 câu. - Chữ đầu câu : Một, Vừa, Mắt, Ai.Tên riêng : Bác, Bác Hồ. - Chữ được viết liền mạch là : đến, nhi, em, ai, nhìn, đi. - HS đánh vần những chữ bên. - Học sinh đọc đề bài. - HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 2b + ngồi bệt, trắng bệch + chênh chếch, đồng hồ chết - HS viết bảng con những chữ bên. - Học sinh theo dõi. - Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết - HS dò lại bài - HS chấm bài ở bảng - HS tự chấm bài - Học sinh làm bài tập vào vở. Tuần : 30 Tiết : 30 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ NS : 5 / 4 / 2011 NG : 6 / 4 / 2011 I . Mục tiêu : - Nêu đươc một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1) ; biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2). - Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (Bt3). II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 9’ 10’ 10’ 5’ 1 . Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS lên viết các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận. - Nhận xét chung. 2 . Bài mới: HD làm bài Bài 1 : Tìm những từ ngữ : - GV phát phiếu học tập và yêu cầu : + Nhóm 1, 2 tìm các từ mục a. + Nhóm 3 ,4 tìm các từ mục b . a. Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. VD : Thương yêu. b. Nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ VD : Biết ơn - GV nhận xét sửa sai. Bài 2 : Đặt câu với từ em vừa tìm được ở bài 1. - GV nhận xét sửa sai. + Khi viết chữ đầu câu ta viết như thế nào ? Cuối câu phải làm gì ? Bài 3 : Ghi lại hoạt động trong mỗi bức tranh bằng một câu. - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò : - HS nêu những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi ? + Đặt câu với từ biết ơn. - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng viết. - Thân cây: khẳng khiu, sần sùi, - Lá cây : xanh mướt, xanh non, ... - Hoa : thơm ngát, tươi sắc, … - Thảo luận và ghi phiếu học tập. a.Yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo, … b. Kính yêu, kính trọng, tôn kính, nhớ ơn, biết ơn, thương nhớ, … - Đại diên nhóm trình bày - HS đặt câu theo cảm nhận của mình. VD : Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. - Chữ đầu câu phải viết hoa và cuối câu phải ghi dấu chấm. - HS làm vào vở BT. - HS đọc yêu cầu. - T1: Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác. - T2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ. - T3: Các thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác. - HS trả lời. Tuần : 30 Tiết : 58 CHÍNH TẢ: ( N -V ) CHÁU NHỚ BÁC HỒ NS : 6 / 4 / 2011 NG : 7 / 4 / 2011 I . Mục tiêu : - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập 2b. - Rèn ý thức luyện chữ và kĩ năng nghe viết. II . Đồ dùng dạy học : III . Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 10’ 20’ 4’ 1’ 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : ngồi bệt, trắng bệch, chênh chếch, đồng hồ chết. - GV nhận xét. 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó : - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hỏi : Những chi tiết nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ? - Cho HS tìm chữ được viết liền mạch - HS đánh vần : đêm đêm, bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ. + Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 2b + Viết bảng con : GV đọc : đêm đêm, bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ. * Hoạt động 3 : Viết bài vào vở. - Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. + Soát bài : GV đọc * Hoạt động 4 : Chấm bài - GV chấm bài : 5 - 7 bài 4. Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập 3a.- Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập. - 3 HS đánh vần. - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại. - Trả lời : Những chữ đầu dòng thơ, chữ Bác. - Chữ được viết liền mạch là : đêm, nhiên. - HS đánh vần những chữ bên. - Học sinh đọc đề bài. - HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 2b : ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. - HS viết bảng con những chữ bên. - Học sinh theo dõi. - Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết. - HS dò lại bài - HS chấm bài ở bảng - HS tự chấm bài - Học sinh làm bài tập vào vở.

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan