Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 bài 34: Thời tiết

Tên bài dạy:

BÀI 34: THỜI TIẾT

I. MỤC TIÊU

 Về kiến thức:

- Học sinh biết thời tiết luôn luôn thay đổi.

 Về kỹ năng:

- Giúp học sinh sử dụng được vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.

 Về thái độ:

- Học sinh có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Các hình ảnh trong bài 34 SGK.

- Giáo viên và học sinh đem đến lớp tất cả những tranh, ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước.

- Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm.

- Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông.

 

docx5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 bài 34: Thời tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG KHOA SƯ PHẠM còd LỚP 1 BÀI 34: THỜI TIẾT Giáo viên hướng dẫn: Quách Thị Nga Lớp: Cao Đẳng Giáo Dục Tiểu Học 11 G Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Tên bài dạy: BÀI 34: THỜI TIẾT cùd MỤC TIÊU Ø Về kiến thức: Học sinh biết thời tiết luôn luôn thay đổi. Ø Về kỹ năng: Giúp học sinh sử dụng được vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. Ø Về thái độ: Học sinh có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Các hình ảnh trong bài 34 SGK. Giáo viên và học sinh đem đến lớp tất cả những tranh, ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước. Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm. Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp. “Chào cả lớp! Các em ổn định để chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học này nhé!” 2. Kiểm tra bài cũ. “Trước tiên, Thầy (cô) sẽ ôn lại bài cũ cho các em bằng cách các em hãy trả lời những câu hỏi mà Thầy (cô) đặt ra nhé!” + “Em nào hãy nhắc lại Thầy (cô) biết tiết trước các em đã được học bài gì?” g bài 33: Trời nóng, trời rét. + “Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng? Và các em thường làm gì để bớt nóng?” g trời nóng thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi… Thường mặc áo ngắn tay, màu sáng và dùng quạt hay máy điều hòa nhiệt độ để bớt nóng. + “Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời rét? Và các em thường làm gì để bớt rét?” g trời rét có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc…Thường mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm hay dùng lò sưởi hoặc máy điều hòa nhiệt độ để bớt rét. + “Tại sao chúng ta cần ăn mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? g trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi… † Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh. 3. Dạy bài mới. Giới thiệu bài mới: + Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã được học. Sau đó, hỏi học sinh xem các em còn biết những hiện tượng nào khác của thời tiết? + Giáo viên kết luận: các hiện tượng về thời tiết đã học là nắng, mưa, gió, nóng, rét. Các hiện tượng khác của thời tiết mà học sinh quan sát được trong thực tế là bão, sấm, chớp… “Thế thì, trong tiết học này Thầy (cô) sẽ hướng dẫn cho các em biết được thế nào là thời tiết. Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nha các em!” Các hoạt động dạy – học: ò Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi. HS di chuyển về vị trí của nhóm và bàn với nhau về cách sắp xếp tranh, ảnh các em sưu tầm và dán vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi. ( trời lúc nắng, lúc mưa, trời lặng gió, có gió…). Bước 2: GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy. HS đại diện nhóm lên trình bày. GV mời các nhóm còn lại nhận xét và GV nhận xét chung. Học sinh biết sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi. Biết nói lại những hiểu biết của mình về thời tiết với các bạn. ò Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG GV yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi: + vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét...)? + em ăn mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét? + tại sao chúng ta cần ăn mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? HS thảo luận cả lớp và đứng lên trả lời. GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận: + chúng ta biết được ngày mai thời tiết sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên tivi. + phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với thời tiết. 4. Củng cố bài học: Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung bài học. Cách tiến hành: cho các em chơi trò chơi “dự báo thời tiết”. + cử ra 6 bạn đại diện cho 2 đội lên tham gia trò chơi. + GV gọi 1 em lên làm người quản trò. + hướng dẫn các em tham gia trò chơi và bắt đầu trò chơi. + đội nào nhanh và chính xác sẽ thắng cuộc. 5. Dặn dò: - Nhắc nhở các em phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Xem lại các bài đã học để chuẩn bị cho tiết học sau bài ôn tập. HẾT

File đính kèm:

  • docxThoi Tiet.docx
Giáo án liên quan