Giáo án Tự nhiên xã hội, đạo đức và thủ công lớp 1 tuần 17

ĐẠO ĐỨC

BÀI 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC ( TIẾT 2)

I - MỤC TIÊU:

1. Giúp H hiểu:

- Trường học là nơi thầy, cô giáo dạy và H học tập, giữ trật tự giúp cho việc học tập, rèn luyện của H được thuận lợi, có nề nếp.

- Để giữ trật tự trong trường học, các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của lớp mà không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy.

2. H có thái độ : Tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học

3. H biết thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, đánh lộn. trong trường học.

II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở bài tập đạo đức 1

- Một số cờ thi đua màu đỏ, màu vàng

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội, đạo đức và thủ công lớp 1 tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 ( Từ ngày 26/12 => 30/12/2005) Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2005 đạo đức Bài 8: Trật tự trong trường học ( tiết 2) I - Mục tiêu: 1. Giúp H hiểu: - Trường học là nơi thầy, cô giáo dạy và H học tập, giữ trật tự giúp cho việc học tập, rèn luyện của H được thuận lợi, có nề nếp. - Để giữ trật tự trong trường học, các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của lớp mà không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy..... 2. H có thái độ : Tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học 3. H biết thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, đánh lộn.. trong trường học. II - Tài liệu và phương tiện - Vở bài tập đạo đức 1 - Một số cờ thi đua màu đỏ, màu vàng III - Các hoạt động day học - học chủ yếu HĐ 1: Thông báo kết quả thi đua (10') - G khuyến khích H nêu nhận xét việc thực hiện giữ trật tự của tổ mình , tổbạn trong tuần qua. - G cắm cờ cho các tổ : cờ đỏ - khen ngợi; cờ vàng -nhắc nhỏ HĐ2: Làm bài tập 3 (10') * G nêu yêu cầu từng cá nhân H làm bài tập 3: + Các bạn H đang làm gì trong lớp? + Các bạn có trật tự không? Trật tự như thế nào? *G kl: Trong lớp, khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn H đã chăm chú nghe và nhiều bạn giơ tay phát biểu. Không có bạn nào làm việc riêng.... Các bạn cần noi theo các bạn đó . HĐ3: Thảo luận nhóm theo cặp ( bài tập 5)(10') * G hướng dẫn các cặp H quan sát tranh ở bài tập 5 và thảo luận. + Cô giáo làm gì với H ? + Hai bạn nam ngồi phía sau đang làm gì? + Việc làm đó có trật tự không?Vì sao? + Việc làm này gây tác hại gìcho cô giáo, cho việc học tập của lớp. * Kiểm tra kết quả thảo luận * G kl: Trong giờ học, có hai bạn giành nhau quyển truyện mà không chăm chú học hành. Việc làm mất trật tự này gây nhốn nháo, cản trở công việc của cô giáo, việc học tập của cả lớp. Hai bạn này thật đáng chê, các em cần tránh những việc như vậy. HĐ4: Hướng dẫn H đọc phần ghi nhớ ( 5') - H nêu nhận xét - Thông báo kết quả thi đua . - H độc lập suy nghĩ - H nêu ý kiến - Từng cặp thảo luận - Trình bày thảo luận Thủ công Bài 12: Gấp cái ví ( tiết 1) I – Mục tiêu: - H biết cách gấp cái ví bằng giấy - Gấp được cái ví bằng giấy II – Chuẩn bị: 1. G: Ví mẫu bằng giấy có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hcn 2. H:1 tờ giấy màu , 1 tờ giấy vở, học sinh, vở thủ công III – Lên lớp: A. KT (3’): KT đồ dùng học tập. B. Bài mới: Thời gian Nội dung Phương pháp 5 phút 25 phút HĐ1: Hướng dẫn H quan sát nhận xét HĐ2: Hướng dẫn mẫu HĐ: 3 H thực hành - G đưa ví mẫu - Cho H quan sát và thấy ví có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hcn. * Bước 1: Lấy đường dấu giữa - Đặt tờ giấy hcn trước mặt, để dọc, mặt màu ở dưới. - Gấp đôi tờ giấy để lấy hình dấu giữa ( H1). - Sau khi lấy xong, mở tờ giấy ra như ban đầu (H2) *Bước 2: Gấp 2 mép ví - Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình 3 được hình 4 * Bước 3: Gấp tiếp 2 phần ngoài ( H5) vào trong (H6) sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa được hình 7 - Lật H7 mặt sau theo bề ngang giấy như H8. - Gấp phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví ( H9) được H 10. - Gấp đôi H10 theo đường dấu giữa ( H11), cái ví đã được gấp hoàn chỉnh. - G nhắc lại từng bước - H thực hành theo G trên giấy nháp III - Củng cố dặn dò: (2') - G nhận xét chung giờ học - Dặn dò: Tiết sau gấp trên giấy màu Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2005 Tự nhiên xã hội Bài 14: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp I - Mục tiêu :*Giúp H biết: - Nêu được tác hại của việc không giữ lớp học sạch, đẹp. - Nêu được tác dụng của việc giữ lớp học sạch, đẹp - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp và có ý thức giữ lớp sạch đẹp - Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp: lau bảng, bàn, kê bàn ghế ngay ngắn, trang trí lớp học.... II - Chuẩn bị: - Một chiếc bàn to, chổi lau nhà, chổi quét nhà, xô có nước sạch, khăn lau bàn, hót rác, túi ni lông. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: (2') - Con thường tham gia những hoạt động nào ở lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động đó. - G nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài:Cả lớp hát bài (3') " Một sợi rơm vàng ....... Bà để dành cho bé chăm lo quét nhà" - G : Trực nhật, kê bàn ghế ngay ngắn để làm gì? - G: Hôm nay chúng ta học bài " Giữ gìn lớp học sạch, đẹp". G ghi đầu bài lên bảng. HĐ 1: Quan sát lớp học (5') *MT: H nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn * Các bước tiến hành: + Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì? + Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. Vậy ở lớp chúng ta nên làm gì để giữ sạch lớp học ? + Các con quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch, đẹp không? - G kl: khen ngợi các em đã biết cách giữ gìn vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh. HĐ2: Làm việc với SGK(10') * MT: H biết giữ lớp học sạch, đẹp. * Cách tiến hành : Bước 1: - Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động -GNV, quan sát tranh ở trang 36 trong SGK và trả lời câu hỏi. + Trong bức tranh trên các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? + Trong bức tranh dưới, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? Bước 2: - Kiểm tra kết quả hoạt động - Để lớp học sạch, đẹp; các con phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch, đẹp. HĐ3: Thực hành giữ lớp học sạch, đẹp *MT: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học. * Cách tiến hành: Bước 1: G làm mẫu - Kê chiếc bàn ở giữa lớp làm lớp học - Mô tả lần lượt các thao tác làm vệ sinh - G: Ngoài ra để giữ sạch, đẹp lớp học các con cần lau chùi bàn học của mình 3. Củng cố dặn dò:(2') - G : Nếu lớp học bẩn thì điều gì xảy ra? - G: Hằng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào? - G nhắc luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, xếp đặt bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng học tập gọn gàng trên bàn để lớp học luôn sạch, đẹp - Làm cho lớp sạch đẹp - Quét nhà - H đứng lên nhận xét việc giữ lớp học sạch, đẹp + H thảo luận nhóm + H trả lời - H làm việc - Mất vệ sinh, dễ sinh bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập - Trước khi các bạn vào lớp hoặc sau khi các bạn ra về. Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2005 Bài 17: Trò chơi vận động I. Mục tiêu. - H là quen với trò chơi: Nhảy ô tiếp sức - Yêu cầu H biết tham gia chơi II. Địa điểm, phương tiện. - G: kẻ ô cho trò chơi. - H: chuẩn bị luyện tập. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu. - G nhận lớp, phổ biến nội dung bài : 1- 2' - H vỗ tay tại chỗ, hát : 1- 2' - Giậm chân tại chỗ theo nhịp : 1' 2. Phần cơ bản. * Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức" : 12- 18' - G nêu tên trò chơi - G giải thích cách chơi, làm mẫu - H chơi thử: lượt đi, bật nhảy từ ô số 1 đến ô số 10 lượt về chạy, chạm vào tay bạn theo. Bạn đó lại tiếp tục vòng chơi. - G chia thành 2 nhóm thi đua, nhóm nào nhanh ít phạm quy sẽ thắng cuộc. CB XF 1 4 7 10 1 4 7 10 Đ o o o o o 2 5 8 3 6 9 o o o o o 2 5 8 3 6 9 3. Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc : 2- 3' - G + H hệ thống bài : 1- 2' - G nhận xét giờ học : 1- 2' Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2005 Hoạt động tập thể : Sinh hoạt lớp I. Nhận xét hoạt động tuần 17 . . . II. Kế hoạch tuần 18 . .

File đính kèm:

  • docCMK17DOC.doc
Giáo án liên quan