- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
GDMT : Qua bài này HS biết giữ vệ sinh môi trường, giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới nơi sinh sống của các loài cá.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4616 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự nhiên xã hội Bài : cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu Học Hiệp Thành
GV : Nguyễn Thị Hồng Tươi
Lớp : 3/3
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài : CÁ
Mục tiêu:
Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
GDMT : Qua bài này HS biết giữ vệ sinh môi trường, giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới nơi sinh sống của các loài cá.
Đồ dùng dạy học
Sgk
Tranh ảnh
Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài cũ: : “Tôm cua”
Gọi 2 HS trả bài cũ.
+ Tôm, cua sống ở đâu? Chúng được sử dụng để làm gì ?
+ Nêu một số đặc điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua?
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới
GV đưa tranh, giới thiệu bài:
Hoạt Động 1: Kể tên một số loài cá và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của cá:
HS thảo luận nhóm đôi, kể tên các loài cá mà em biết.Quan sát tranh trong sách giáo khoa chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá.
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Nhận xét.
GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cá. Cá gồm 3 bộ phận chính: đầu, mình , đuôi. Trên đầu có mang, mắt, miệng. Thân có vẩy, có vây. Đuôi có vây đuôi.
Hoạt Động 2 : Đặc điểm của cá:
GV cho HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
+ Nêu một số điểm giống và khác nhau của cá ? ( màu sắc, hình dáng, kích thước).
+ Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
+ Loài nào sống ở nước ngọt, loài nào sống ở nước mặn ?
GV giới thiệu tranh một số loài cá sống ở nước ngọt, nước mặn.
GV: Các loài cá khác nhau có đặc điểm màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng chúng đều có 3 phần đầu, mình, đuôi, sống dưới nước,cơ thể thường có vẩy, có vây. Cá thở bằng mang và di chuyển bằng vây.
GV: Có bạn nào chưa được ăn cá không ? Khi ăn thịt cá xong thì ta thấy có gì ?
GVKL: Cá là loài động vật có xương sống .
Hoạt động 3 : Lợi ích của cá
Nêu ích lợi của cá ?
Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Cá để làm cảnh, làm thuốc, chủ yếu được dùng làm thức ăn giàu dinh dưỡng, cá còn để xuất khẩu.
Kể về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
GDMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
Củng cố.
Chúng ta vừa học bài gì ?
Nhận xét tiết học.
Hát
HS trả bài:
+ Tôm, cua sống ở dưới nước. Chúng được sử dụng để làm thức ăn cho con người, chế biến, xuất khẩu.
+ Giống: chúng đều không có xương sống, cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, chúng có nhiều chân và chân được phân thành các đốt. Khác: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau.
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm, kể tên các loài cá và các bộ phận của cá.
HS trình bày.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
+ Giống: chúng đều có 3 phần chính : đầu, mình, đuôi, (vây, vẩy). Khác: màu sắc, hình dạng, kích thước.
+ Cá thở bằng mang và di chuyển bằng vây.
+ Nước ngọt: cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả,…
Nước mặn: cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập,..
HS lắng nghe.
Không, khi ăn thịt cá xong ta thấy có xương.
HS lắng nghe, nhắc lại.
Cá để ăn, để bán, chế biến, xuất khẩu,…
HS lắng nghe.
Nuôi cá ở ao, ở sông. Đánh bắt cá ngoài biển bằng lưới,…
HS lắng nghe.
Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới nguồn nước, không đánh bắt quá mức,…
HS lắng nghe.
Bài: Cá
HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Tu Nhien Xa Hoi lop 3 Bai CA.docx