Giáo án Tự nhiên và xã hội Tuần thứ 4 Lớp 3

a) Kiến thức:

- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.

b) Kỹ năng:

- Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé.

c) Thái độ:

 - Giaó dục Hs biết bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Tuần thứ 4 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội Hoạt động tuần hoàn I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập. Kỹ năng: - Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé. c) Thái độ: - Giaó dục Hs biết bảo vệ cơ quan tuần hoàn. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK tran g 16, 17. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Máu và cơ quan tuần hoàn. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? + Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Chức năng? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm . - Gv hướng dẫn Hs : + Aùp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút. + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn, đếm số nhịp mạch đập trong một phút. - Gv gọi một số Hs lên làm mẫu cho cả lớp quan sát. Bước 2: Làm việc theo cặp. - Từng cặp Hs thực hành như đã hướng dẫn. - Gv nhận xét. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: + Các em đã thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình? + Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì? => Tim luôn đập để bơm máy đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 16và trả lời các câu hỏi: + Chỉ động mạch tĩnh mạch trên sơ đồ? Nêu chức năng của từng loại mạch máu ? + Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? + Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung - Gv chốt lại. => Tim luôn co bóp để đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn. + Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều ôxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí cácbôníc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tim đến phổi lấy ôxi và thảy khí cácbôníc rồi trở về tim. * Hoạt động 3: Chơi trò “ Ghép chữ vào hình”. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn”. - Gv chia Hs thành 4 đội có số người bằng nhau - Gv phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấ, phiếu rời ghi tên các mạch máu của hai vòng tuần hoàn. - Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. - Gv nhận xét. PP: Thực hành, hỏi đáp. Hs thực hành. Hs nhận xét. Hs từng cặp thực hành. Hs trả lời. Hs khác bổ sung. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs quan sát hình trong SGK. Hs trao đổi với nhau. Hs làm việc theo nhóm. Hs nhận xét. Đại diện mỗi nhóm trình bày. Hs lắng nghe. PP: trò chơi Hs lên tham gia trò chơi. Hs nhận xét 5 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Nhận xét bài học. Tữ nhiên xã hội Vệ sinh cơ quan tuần hoàn I/ Mục tiêu: Kiến thức: - So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn. Kỹ năng: - Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. c) Thái độ: - Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK tran g 16, 17. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Hoạt động tuần hoàn tuần hoàn. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Em hãy chỉ động mạch và tĩnh mạch, mau mạch trên sơ đồ. + Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Trò chơi vận động. - Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm . - Gv nói với Hs lưu ý nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi : - Lúc đầu Gv cho Hs chơi trò vận động chơi ít. Ví dụ là trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”. - Trò chơi này chỉ cần người chơi đứng tại chỗ, nghe và làm một số động tác tay. - Sau khi Hs chơi xong. Gv hỏi: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay Bước 2: - Gv cho Hs chơi trò chơi có vận động nhiều. Ví dụ yêu cầu Hs làm vài động tác nhảy, chạy nhanh. - Sau khi Hs chơi xong Gv đặt câu hỏi cho Hs thảo luận : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi. - Gv chốt lại. => Khi ta vận động mạnh thì nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường. vì vậy lao động, vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim. Tuy nhiên nếu lao động quá sứ, tim có thể mệt, có hại cho sức khỏe. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Hs nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục, vui chơi, lao động vừa sức. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 19 và trả lời các câu hỏi: + Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động vừa sức? + Theo em những trạng thái xúc cảm nào làm cho tim đập mạnh hơn? + Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, mang giầy dép quá chật? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung - Gv chốt lại. => Tập thể dục, đi bộ có lợi cho tim mạch. + Cuộc sống vui vẽ tránh những cảm giác mạnh hay tức giận. + Nên ăn những loại thức ăn các loại rau quả, thịt bò, thịt gà, lợn …... các thức ăn chứa nhiều chất béo, chất kích thích sẽ có hại cho tim. PP: Trò chơi, hỏi đáp. Hs chơi trò chơi. Mạch đập và nhịp tim của các em có nhanh hơn một chút. Hs thảo luận. PP: Thảo luận. Hs quan sát hình trong SGK. Hs trao đổi với nhau. Hs làm việc theo nhóm. Hs nhận xét. Hs lắng nghe. 5 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh tim mạch. Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH.doc
Giáo án liên quan