1/ Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
2/ Kỹ năng: - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh
- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
-GDKNS:+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
118 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Trường Tiểu học TT Càng Long C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dương : Thái Bình Dương, An Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
2.3. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Tìm vị trí các châu lục và các đại dương”
a/Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 : GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
-Hoạt động theo nhóm.
Bước 2 : Khi GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
- HS tiến hành chơi.
Bước 3: GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- HS trong nhóm làm xong thhì trưng bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp. Nhóm nào xong trước nhóm đó sẽ thắng.
D. Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Lắng nghe.
-Dặn dò: Chuẩn bị bi 67: Bề mặt lục địa.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy :
Tiết : 67
Tuần : 34
Bài dạy : BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Mô tả bề mặt lục địa.
- Nhận biết được suối, sông, hồ.
- GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin: Biết xử lí cc thơng tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
+Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 128, 129.
- Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Khởi động
- Hát
B.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 3 / 91 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS thực hiện
C. Bài mới
1.Phần đầu: Khám phá
-Giới thiệu bài, ghi tựa.
2.Phần hoạt động: Kết nối
* Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
a/Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa. GDKNS: KN Quan sát, so sánh.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau :
- HS quan sát và trả lời.
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
Bước 2 : GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
=>KL: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có chỗ dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
a/Mục tiêu : Nhận biết được suối, sông, hồ. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 1 tranh 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý sau:
- HS làm việc theo nhóm và trả lời theo các gợi ý.
+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
Bước 2 :
-GV hỏi: Trong 3 hình (h.2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ ?
- HS dựa vào vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi.
Kết luận : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
a/Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
b/Cách tiến hành :
- Bước 1 : GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.
- HS nêu tên một số con suối, sông, hồ ở địa phương.
- Bước 2 : GV yêu cầu HS trả lời (bằng lời hoặc tranh ảnh).
-Vài HS trả lời kết hợp tranh ảnh.
- Bước 3 : GV có thể giới thiệu thêm (bằng lời và tranh ảnh) cho HS biết một vài con sông, hồ,…nổi tiếng ở nước ta.
-HS lắng nghe.
D.Nhận xét – Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-HS tiếp thu.
-Dặn HS chuẩn bị bài 68: Bề mặt lục địa tiếp theo.
-HS tiếp thu.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày dạy :
Tiết : 68
Tuần : 34
Bài dạy : BỀ MẶT LỤC ĐỊA ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thơng tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
+Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 130, 131.
- Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động.
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 92 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS thực hiện
C. Bài mới
1.Phần đầu: Khám páh
2. Phần hai: Luyện tập thực hành
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
a/Mục tiêu :
- Nhận biết được núi, đồi.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau :
- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu.
Đáp án :
Bảng cần thực hiện:
Núi
Đồi
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Độ cao
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Đỉnh
Sườn
Dốc
Thoải
Sườn
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp
a/Mục tiêu :
- Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên.
- Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :
- HS quan sát hình và trả lời theo gợi ý.
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
* Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
a/Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
- HS vẽ hình theo yêu cầu.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
- HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn theo cặp.
Bước 3 :
- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn.
D.Nhận xét-Dặn dò:
-NX tiết học
-Tiếp thu.
-Dặn HS về nhà ôn tập cả phần tự nhiên
-Tiếp thu.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tiết : 69 – 70
Ngày dạy :
Tuần : 34
Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
HỌC KÌ II : TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.
- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động
-Hát đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 93 (VBT)
-HS thực hiện
- GV nhận xét, ghi điểm.
-HS lắng nghe.
3. Bài mới
* Hoạt động 1 : Quan sát cả lớp
a/Mục tiêu :
- HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.
- HS biết một số cây cối và con vật ở địa phương.
b/Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương (tranh ảnh do GV và HS sưu tầm).
- HS quan sát tranh
* Hoạt động 2 : Vẽ tranh theo nhóm
a/Mục tiêu : Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hỏi : Các em sống ở miền nào ?
- HS trả lời.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS liệt kê những gì các em quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm.
- HS liệt kê.
Bước 3 :
- GV gợi ý cho HS vẽ tranh và tô màu. Ví dụ : Đồng ruộng tô màu xanh lá cây ; đồi, núi tô màu da cam,…
- HS vẽ theo gợi ý.
* Hoạt động 3 : Làm vịêc cá nhân
a/Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức về động vật.
b/Cách tiến hành :
- Bước 1 : GV yêu cầu HS kẻ bảng (như trang 133 SGK) vào vở.
- HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV.
-Bước 2 : Cho HS thực hành, sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
- HS đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
Bước 3 : - GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoàn thiện câu trả lời.
- HS khác bổ sung
* Hoạt động 4 : Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
a/Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức về thực vật.
b/Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia lớp thành một số nhóm.
-GV chia bảng thành các cột tương ứng số nhóm.
Bước 2 :
- GV nói : Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,…), rễ cọc (hoặc rễ chùm,…).
- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên câu có thân mọc đứng, rễ cọc,…
Lưu ý : mỗi HS trong nóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết.
- Bước 3 : GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi GV nói một đặc điểm của cây).
- HS tiến hành chơi. Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
Lưu ý :
+ Nếu còn thời gian, GV có thể ôn tập cho HS các nội dung về “Mặt Trời và Trái Đất” bằng cách như sau :
GV viết sẵn những nội dung cần củng cố cho HS vào các phiếu khác nhau.
Từng nhóm HS cử đại diện lên rút thăm.
HS trong nhóm thực hiện theo nội dung ghi trong phiếu.
HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diễn của nhóm bạn.
GV nhận xét và khen thưởng những nhóm trả lời hoặc biểu diễn nhanh, đúng và đủ.
+ Một số nội dung gợi ý để GV lựa chọn :
Kể và Mặt Trời.
Kể về Trái Đất.
Biểu diễn trò chời : “Trái Đất quay”.
Biểu diễn trò chời : “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”.
Thực hành biểu diễn ngày và đêm trên Trái Đất.
4.Nhận xét-Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
DUYỆT
File đính kèm:
- giao an TNXH.doc