Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Năm 2010

I/Mục tiêu :Yêu cầu cần đạt

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ .

- Nhận biết sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể

- * HS khá giỏi nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương .

- * Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II/ Đồ dùng dạy và học :

+ Tranh vẽ cơ quan vận động

 

doc64 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống dưới nước có lợi ích gì ? * Kết luận : Bảo vệ nguồn nước , giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước , ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khoẻ mạnh được . Không nên dùng thuốc nõ để đánh bắt cá. * Hoạt động 3 : Củng cố Thi hiểu biết hơn - GV chia lớp thành 2 đội : đội nước mặn và đội nước ngọt . - Các đội lần lượt nêu tên các con vật sống ở mà em biết . Đội nào kể được nhiều tên nhất thì đội đó thắng . - Lớp nhận xét – Tuyên dương đội thắng. 5. Dặn dò : Quan sát các con vật và cây cối chuẩn bị cho tiết sau. - 3 HS - Cả lớp - cua, cá vàng, cá quả, nghêu, tômc - cá ngừ, cá ngựa, tôm, sò, … - Chúng sống dưới nước Các con vật hình 60 sống ở nước ngọt, các con vật hình 61 sống ở biển. - HS tham gia trò chơi - Cung cấp thực phẩm, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi), cá nuôi làm cảnh. - HS tham gia thi - Cả lớp Tuần : 30 Tự nhiên và Xã hội Nhận biết cây cối và các con vật NS : 10/4/2010 Thứ năm NG : 15/4/2010 Mục tiêu : - Nêu được tên 1 số loại cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật * HSG : Nêu được 1 số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, 1 số loài có cánh) II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng - Yêu cầu HS kể tên các con vật sống dưới nước . + Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì ? - GV nhận xét . 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài : Các em đã biết rất nhiều về các loại cây , các loại con và nơi ở của chúng . Hôm nay cô cùng các em sẽ củng cố lại các kiến thức ấy qua bài học : “ Nhận biết cây cối và các con vật ” . b. Hướng dẫn bài Hoạt động 1: Làm việc với SGK -Yêu cầu HS quan sát tranh T 62 , 63 và trả lời câu hỏi : + Hãy chỉ và nói : cây nào sống trên cạn ; cây nào sống dưới nước ; cây nào vừa sống trên cạn , vừa sống dưới nước ; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí . + Hãy chỉ và nói : con vật nào sống trên cạn ; con vật nào sống dưới nước ; con nào vừa sống trên cạn , vừa sống dưới nước ; con vật nào bay lượn trên không . Cây cối có thể sống ở đâu ? Hoạt động 2 : Triễn lãm - Yêu cầu các nhóm thưc hiện các nhiệm vụ sau : Nhóm 1: Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn . Nhóm 2: Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn vừa sống dưới nước Nhóm 3: Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống dưới nước. Nhóm 4: Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên không . Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống . - Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng . - 3 học sinh lên bảng - Em Hằng kể tên các con vật sống dưới nước - HS lắng nghe . - HS hoạt động nhóm . - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung . - Đại diện các nhóm lên trình bày . - HS hoạt động theo nhóm . - Đại diện các nhóm lên trình bày . - Các nhóm khác lên bổ sung . - HS lắng nghe và ghi nhớ . Tuần 31 Tự nhiên và Xã hội Mặt Trời NS : 17/4/2010 Thứ năm NG : 22/4/2010 I. Mục tiêu : - Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. * HSG : Tưởng tượng xem điều gì xảy ra nếu như không có Mặt Trời. II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ : - Kể tên một số loài vật sống dưới nước, sống trên cạn, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. - Kể tên một số cây cối sống dưới nước, sống trên cạn, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. 3. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: Cảnh vật xung quanh ta rất đẹp, Sở dĩ ta chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đó là nhờ có ánh sáng mặt trời. Vậy mặt trời có dạng hình gì ? Tác dụng của nó đối với cuộc sống ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : “ Mặt trời ”. * Hoạt động 1 : Cá nhân MT : HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trời. - HS vẽ về Mặt Trời theo trí tưởng tượng của các em. - Giới thiệu một số tranh vẽ của HS + Theo em Mặt Trời có hình gì ? + Tại sao em tô Mặt Trời màu vàng hay đỏ ? + Em biết gì về mặt Trời ? Liên hệ - Giáo dục : Tại sao khi đi nắng em cần đội mũ hay che ô ? - Khi đi nắng cần phải đội mũ hay che ô và không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Kết luận : Mặt Trời tròn, giống như “quả bóng lửa” khổng lồ. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất, Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. * Hoạt động 2 : Nhóm 4 MT : HS biết được vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - Yêu cầu các nhóm thảo luận : + Mặt Trời có vai trò gì đối với con người, động vật, thực vật trên Trái Đất ? - Yêu cầu các nhóm trình bày Kết luận : Mặt Trời có vai trò quan trọng đến đời sống con người. 4. Dặn dò : Học bài và quan sát xem Mặt Trời mọc lúc nào và lặn lúc nào để chuẩn bị bài sau “Mặt Trời và phương hướng”. - 2 HS - Em Hằng, Phú kể tên 1 số loài vật sống dưới nước - HS thực hành vẽ và tô màu. - Mặt Trời tròn - HS tự nêu - Mặt Trời ở rất xa Trái Đất, Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - Vì Mặt Trời chiếu nắng dễ bị cảm sốt. - Em Hằng nhắc lại ý trên - HS nhắc lại - Các nhóm thảo luận thời gian 3 phút. + Con người, động vật, thực vật đều cần đến mặt Trời. Nếu không có Mặt Trời con người và mọi vật sẽ chết. Tuần : 32 Tự nhiên và xã hội Mặt trời và phương hướng NS : 26/4/2010 Thứ năm NG : 29/4/2010 I. Mục tiêu : - Nói được tên 4 hướng chính và kể được phương Mặt trời mọc và lặn. * HS khá, giỏi : Dựa vào Mặt trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài cũ : Mặt Trời có hình gì ? hình tròn hình vuông hình tam giác Tại sao ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ? Bài mới : Hoạt động 1 : Làm việc với SGK Mục tiêu : HS biết kể tên 4 phương chính và biết qui ước phương Mặt Trời mọc là phương đông Chú ý HS yếu : kể tên 4 phương chính Liên hệ : Thực hành chỉ các phương vào buổi sáng, buổi chiều ở nhà Hoạt động 2 : Trò chơi Tìm phương hướng bằng Mặt Trời Mục tiêu : - HS biết được nguyên tắc xác định hướng bằng Mặt Trời HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời Cách chơi : (/) Nếu thua chạy quanh 1 vòng tròn Củng cố : Mặt Trời mọc vào buổi chiều đúng hay sai ? - Mặt Trời lặn vào buổi sáng ? Đúng hay sai ? - HS dùng thẻ a, b, c, để chọn ý đúng - 1 HS trả lời - HS ra sân thực hành chỉ các phương chính (4 phương) - HS làm bài tập 1 VBT/31 - Thảo luận nhóm 4 xác định phương hướng bằng Mặt Trời - Bài tập 2 - HS dùng thẻ Đ, S để chọn ý Tuần 33 Tự nhiên và Xã hội Mặt Trăng và các vì sao NS : 30/4/2010 Thứ sáu NG : 6/5/2010 I. Mục tiêu : - Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt trăng và các vì sao vào ban đêm. II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ : - Mặt Trời có hình dạng thế nào ? Vì sao ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, đặc biệt là lúc giữa trưa ? - Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào ? - Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào ? 3. Bài mới : * Hoạt động 1 : Thực hành vẽ bầu trời, Mặt Trăng và các vì sao. - Trưng bày tranh vẽ của HS + Vì sao em vẽ Mặt Trăng như vậy ? (hình lưỡi liềm, trăng tròn). + Khi nào em nhìn thấy trăng tròn ? Em đã dùng màu gì để tô mặt trăng ? Ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời ? Kết luận : / * Hoạt động 2 : Thảo luận về các vì sao - Bạn biết gì về những ngôi sao trên bầu trời ? - Theo em ngôi sao có hình gì ? Những đêm trời quang mây tạnh khi nhìn lên bầu trời em thấy những gì ? 4. Củng cố - Dặn dò : Mặt Trăng hình gì ? Khi nào Mặt Trăng tròn ? Chuẩn bị bài ôn tập về tự nhiên. - 1 HS - 1 HS - 1 HS và em Hằng - Em Phú vẽ Mặt trời HS vẽ vào VBT - HS giới thiệu tranh vẽ. - HS tự nêu - Ngày rằm hay 16 âm lịch. - Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời. - Em Hằng vẽ ngôi sao Đó là “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất. - Cả lớp Tuần : 34 Tự nhiên và xã hội Ôn tập tự nhiên NS : 9/5/2010 Thứ năm NG : 13/5/2010 I. Mục tiêu : - Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngầy và ban đêm. - Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ : - Mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào ? - Có mấy phương chính ? Đó là phương nào ? 3. Bài mới : a. Hoạt động 1: Ai nhanh tay, ai nhanh mắt hơn. GV chia lớp thành hai đội Yêu cầu HS lần lượt thay phiên nhau vượt qua chướng ngại vật lên bảng gắn các tranh ảnh về chủ đề tự nhiên. Sau 5 phút đội nào gắn được nhiều tranh, ảnh và sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp hơn thì đội đó thắng. * Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi : trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước. b. Hoạt động 2 : Trò chơi : Ai về nhà đúng Chia lớp thành hai đội. Yêu cầu các đội lên nhìn tranh xác định hướng nhà. Đội nào xác định nhanh, xác định đúng thì đội đó thắng. Gọi HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. c. Hoạt động 3 : Hùng biện về bầu trời. Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm ? Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng ? Có gì khác nhau ? Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không ? ở điểm nào ? 4. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Tiếp tục ôn tập tự nhiên vào tiết sau. - 2 HS trả lời - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS chuẩn bị tranh, ảnh về chủ đề tự nhiên rồi tiếp nối nhau vượt qua chướng ngại vật lên bảng gắn tranh sao cho đúng vị trí. Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. Lớp chia thành hai đội, em Hằng, Phú tham gia trò chơi HS nối tiếp nhau lên xác định hướng nhà. HS nhận xét, bổ sung. HS nhắc lại. Các nhóm thảo luận. Sau đó các nhóm cử thành viên lên trình bày. Em Hằng tham gia thảo luận - Cả lớp

File đính kèm:

  • docgiao an tu nhien va xa hoi lop hai.doc
Giáo án liên quan