1. Cách sử dụng :
Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như :kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ , nhân hoá , so sánh
Các biện pháp nghệ thuật sử dụng cần thích hợp , góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cụ thể, gâyhứng thú cho người đọc nhưng không làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
Ví dụ: (Xem BT 1,2,3,4,5- sách BT và cảm thụ 9-Trang11,12).
2.Những điều cần lưu ý:
- Cần biết cách vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh một cách hợp lý (chỉ áp dụng đối với các trường hợp thuyết minh các đồ vật và hiện tượng quen thuộc như: phổ cập kiến thức, hoặc bài có tính chất văn học).
-Các biện pháp nghệ thuật thường dùng :
.Cho sự vật tự thuật về mình.
.Sáng tạo ra một câu chuyện nào đó.
.Phỏng vấn một sự vật, hiện tượng nào đó (bằng nghệ thuật nhân hoá).
.Tổ chức đi thăm một nhà sưu tầm,đồ vật nào đó
-Bài thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vừa dòi hỏi người viết phải có kiến thức vừa đòi hỏi người viết phải sáng tạo: tìm cách thuyết minh với một hình thức độc đáo nào đó , sao cho văn bản vừa hợp lý vừa sinh động, thu hút người nghe, người đọc.
-Kỹ năng rèn luyện khi làm bài thuyết minh kiểu này cần:
. Xác định đối tượng cần thuyết minh .
. Xét xem có sử dụng yếu tố nghệ thuật vào bài viết được không.
.Chọn hình thức thể hiện .
.Lập dàn ý chi tiết.
.Tập viết từng phần, viết cả bài.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 3: Tập làm văn Văn bản thuyết minh (Tiết 1) - Nguyễn Thị Lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: ND:
Tiết 3 - Tuần 4
Tập làm văn: Văn bản thuyết minh (Tiết 1)
A- Mục tiêu cần đạt:
`Giúp HS :
- Biết một số kiểu thuyết minh khác ngoài các kiểu đã học ở lớp 8: Thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ; Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả...
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng làm cho văn bản thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn.
- Có kỹ năng vận dụng , sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu tả vào việc sáng tạo các văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
B- Các tài liệu hỗ trợ :
- SGK Ngữ văn 9
- SGV Ngữ văn 9
- Sách Bài tập cảm thụ thơ văn 9.
C- Nội dung bài học:
I-Ôn tập về văn bản thuyết minh:
1. Khái niệm:
VB thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu , giải thích
2. Đặc điểm :
Vb thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng .Là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người (tri thức khách quan, phổ thông).
3. Các phương pháp thuyết minh:
-Định nghĩa
-So sánh
-Phân tích và phân loại
-Dùng số liệu
-Dùng ví dụ cụ thể
-Liệt kê
4.Các bước làm bài văn thuyết minh:
*Tìm hiểu đề bài , xác định đối tượng thuyết minh
*Tìm các tri thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh
*Tìm hướng trình bày theo1 trình tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh.
*Chú ý sử dụng ngôn ngữ ,diễn đạt (chất văn) phù hợp với văn thuyết minh.
II-Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
1. Cách sử dụng :
Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như :kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ , nhân hoá , so sánh
Các biện pháp nghệ thuật sử dụng cần thích hợp , góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cụ thể, gâyhứng thú cho người đọc nhưng không làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
Ví dụ: (Xem BT 1,2,3,4,5- sách BT và cảm thụ 9-Trang11,12).
2.Những điều cần lưu ý:
- Cần biết cách vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh một cách hợp lý (chỉ áp dụng đối với các trường hợp thuyết minh các đồ vật và hiện tượng quen thuộc như: phổ cập kiến thức, hoặc bài có tính chất văn học).
-Các biện pháp nghệ thuật thường dùng :
.Cho sự vật tự thuật về mình.
.Sáng tạo ra một câu chuyện nào đó.
.Phỏng vấn một sự vật, hiện tượng nào đó (bằng nghệ thuật nhân hoá).
.Tổ chức đi thăm một nhà sưu tầm,đồ vật nào đó
-Bài thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vừa dòi hỏi người viết phải có kiến thức vừa đòi hỏi người viết phải sáng tạo: tìm cách thuyết minh với một hình thức độc đáo nào đó , sao cho văn bản vừa hợp lý vừa sinh động, thu hút người nghe, người đọc.
-Kỹ năng rèn luyện khi làm bài thuyết minh kiểu này cần:
. Xác định đối tượng cần thuyết minh .
. Xét xem có sử dụng yếu tố nghệ thuật vào bài viết được không.
.Chọn hình thức thể hiện .
.Lập dàn ý chi tiết.
.Tập viết từng phần, viết cả bài.
*Luyện tập:
(Xem BT 6,7,8,9,10,11,12- sách BT và cảm thụ 9-Trang14,15,16).
D- Củng cố kiến thức, hướng dẫn học tập:
- Nắm vững cách đưa yếu tố nghệ thuật vào văn bản thuyết minh, đặc biệt chú ý vào những điều cần lưu ý để tránh nhầm lẫn đáng tiếc khi làm bài.
- Vận dụng , sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào việchoàn thiện các văn bản thuyết minh theo yêu cầu ( BT 6,7,8,9,10,11,12- sách BT và cảm thụ 9-Trang14,15,16)..
- Ôn tâp kiến thức phần Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chuẩn bị tốt cho tiết sau.
Tiết 4 - Tuần 5
Tập làm văn: Văn bản thuyết minh (Tiết 2)
A- Mục tiêu cần đạt:
`Giúp HS :
- Biết một số kiểu thuyết minh khác ngoài các kiểu đã học ở lớp 8: Thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ; Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả...
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng làm cho văn bản thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn.
- Có kỹ năng vận dụng , sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu tả vào việc sáng tạo các văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
B- Các tài liệu hỗ trợ :
- SGK Ngữ văn 9
- SGV Ngữ văn 9
- Sách Bài tập cảm thụ thơ văn 9.
C- Nội dung bài học:
I- Ôn tập về văn bản thuyết minh:
II- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
III- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
1. Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả .
Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
2. Những điều cần lưu ý:
-Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loại cây, các di tích , thắng cảnh , các thành phố, trường học, nhân vậtbên cạnh các nội dung , đặc điểm , quá trình hình thành cần trình bày khúc triết , rõ ràng, cũng còn cần dùng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng được hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm , dễ nhận.
-Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh không như miêu tả trong văn bản văn học (nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách , cá tính hoặc xây dựng tình huống) mà chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học.Miêu tả ở đây là cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả sẽ làm lu mờ nội dung thuyết minh trong bài .
VD:
.Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về “con trâu trong đời sống VN”thì khi làm bài có thể vận dụng yếu tố miêu tả một con trâu cụ thể, riêng biệt. Miêu tả trong bài
thuyết minh này chỉ dừng lại ở các chi tiết :đàu, sừng, da , đuôi, thân của trâu để thuyết minh.
.Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về cây chuối ta cũng cần hiểu phương pháp miêu tả cũng tương tự như đã nêu với đề bài trên.
*Luyện tập:
(Xem BT 14,15,16,17- sách BT và cảm thụ 9-Trang 24,25,26).
D- Củng cố kiến thức, hướng dẫn học tập:
- Nắm vững cách đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh, đặc biệt chú ý vào những điều cần lưu ý để tránh nhầm lẫn đáng tiếc khi làm bài.
- Vận dụng , sử dụng một số biện pháp miêu tả vào việc hoàn thiện các văn bản thuyết minh theo yêu cầu (BT 14,15,16,17- sách BT và cảm thụ 9-Trang 24,25,26).
- Tự ôn tâp, củng cố kiến thức phần Sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh phuc vụ cho việc viết bài viết số 1-TLV.
File đính kèm:
- giao an tu chon 9.doc