Giáo án tổng hợp tuần 29 lớp 1

VẦN (t1+2)

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100

I. Mục tiêu:

 Bước đầu giúp hs:

- Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Củng cố về giải toán và đo độ dài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các bó que tính và các que tính rời.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp tuần 29 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm trình bày kết quả. - 1 hs lên bảng, lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. - Nhắc lại tên bài học. - Nêu lại các bước giải toán có văn. - Thực hành ở nhà. ================ Thủ công CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Giúp HS kẻ được hình tam giác. - Cắt dán được hình tam giác theo 2 cách. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tờ giấy màu hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô. - 1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn. - Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. - Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi tựa. b. Hướng dẫn hs thực hành: Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình tam giác theo 2 cách. - Gọi học sinh nhắc lại lần nữa. - Hướng dẫn học sinh thực hành cắt và dán vào vở thủ công. - Dặn học sinh ướm thử cho vừa số ô trong vở thủ công, tránh tình trạng hình tam giác quá lớn không dán được vào vở thủ công. Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng. - Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán vào vở thủ công. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em yếu, giúp các em hoàn thành sản phẩm tại lớp. 3. Củng cố: - Thu vở, chấm một số em. 4. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng.. - Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán… - Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra. - Vài HS nêu lại - Học sinh quan sát hình mẫu trên bảng, nêu lại cách kẻ hình, cắt và dán. - Học sinh thực hành trên giấy màu. Cắt và dán hình tam giác . - Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình tam giác . - Lắng nghe để chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. ================ Thứ sáu ngày 04 tháng 4 năm 2014 Tiếng Việt MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN (t1+2) ============= Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 I. Mục tiêu : Giúp học sinh: - Biết đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (dạng 57 – 23) - Củng cố về giải toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán 1. - Các bó mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời. - Các tranh vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Hỏi tên bài cũ. - Gọi học sinh giải bài tập 4 trên bảng lớp. - Nhận xét KTBC. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài, ghi tựa. b. Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhơ) dạng 57 – 23 Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính: - Yêu cầu học sinh lấy ra 57 que tính (gồm 5 bó que tính và 7 que tính rời). Xếp các bó về bên trái và các que tính rời về bên phải. Giáo viên nói và điền các số vào bảng: “Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì viết 7 cột đơn vị”. - Tiến hành tách ra 2 bó và 3 que rời. Khi tách cũng xếp 2 bó bên trái và 3 que rời về bên phải, phía dưới các bó que rời đã xếp trước. Giáo viên nói và điền vào bảng: “Có 2 bó thì viết 2 vào cột chục, dưới 5. Có 3 que rời thì viết 3 vào cột đơn vị, dưới 7”. - Số que tính còn lại là 3 bó và 4 que tính rời thì viết 3 vào cột chục, viết 4 vào cột đơn vị. Bước 2: Giới thiệu kĩ thật làm tính trừ: a) Đăït tính: - Viết 57 rồi viết 23 sao cho cột chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị. - Viết gạch ngang. - Viết dấu trừ. b) Tính từ phải sang trái: 57 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 23 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 34 Như vậy : 57 – 23 = 34 Gọi học sinh đọc lại 57 – 23 = 34 và chốt lại kĩ thuật trừ như ở bước 2. c. Học sinh thực hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và nêu kết quả (giáo viên chú ý quan sát học sinh việc đặt tính sao các số cùng hàng thẳng cột với nhau) Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh giải VBT rồi chữa bài trên bảng lớp. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: - Cho học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài toán rồi giải theo nhóm. - Giáo viên nhâïn xét chung về hoạt động của các nhóm và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. - Học sinh giải bài tập 4. Nhắc tựa. - Học sinh thao tác trên que tính lấy 57 que tính, xếp và nêu theo hướng dẫn của giáo viên. - Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì viết 7 cột đơn vị. - Học sinh tiến hành tách và nêu: - Có 2 bó thì viết 2 vào cột chục, dưới 5. Có 3 que rời thì viết 3 vào cột đơn vị, dưới 7. - Số que tính còn lại là 3 bó và 4 que tính rời thì viết 3 vào cột chục, viết 4 vào cột đơn vị. Học sinh lắng nghe và thao tác trên bảng cài đọc kết quả 57 – 23 = 34 - Học sinh làm bảng con các phép tính theo yêu cầu của SGK, nêu cách đặt tính và kĩ thuật tính. - Học sinh giải VBT rồi chữa bài trên bảng lớp. - Thực hiện nhóm 4. - Nhóm nào xong trước đính lên bảng lớp và tính điểm thi đua. Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Nhắc lại tên bài học. - Nêu lại kĩ thuật làm tính trừ và thực hiện phép trừ sau: 78 – 50 NGLL Bài 4 ĐI BỘ AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG I/ MỤC TIÊU : - Biết quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố, trên vỉa hè, đi sát mép đường. - Không chơi đùa dưới lòng đường. Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn. - Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố. II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I/ Ồn định tổ chức : II/Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên kiểm tra lại bài : Đèn tín hiệu giao thông . - Gọi học sinh lên bảng kiểm tra - Giáo viên nhận xét , góp ý sừa chửa . III / Bài mới : - Giới thiệu bài : - Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè,nếu đường không có vỉa hè phải sát vào mép đường. - Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn. Hoạt động 1 : Trò chơi đi trên bảng lớp theo mô hình mô phỏng GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo. - Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường. - Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường. -Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn. + Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư. - GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn. - Gv hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp….đi ở đâu ? ( Dưới lòng đường ). -Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu ? - Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường không. Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai: + Hs biết chọn cách đi bộ an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè. Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè. + Cách tiến hành: Gv chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số học sinh đứng làm như người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hèdể gây cản trở cho việc đi lại, 2 hs đóng làm người lớn nắm tay nhau đi trên vỉa hèbị lấn chiếm. - Gv hỏi học sinh thảo luận làm thế nào để người lớn và bạn nho ûđó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm. * Kết luận : Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó. Hoạt động 3 : Tổng kết : - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi. Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu để bảo đảm an toàn ? -Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào? ( Dễ bị xe máy, ô tô đâm vào.. ) -Khi đi bộ trên đường phố qua đường cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình.(đi cùng và nắm tay người lớn, quan sát trước khi qua đường ). -Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ). IV/Củng cố : - Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường. - Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường. -Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn,bố mẹ hoặc anh chị . -Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ). Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn . - Chuẩn bị xem lại bài : đi bộ và qua đường an toàn + Hát , báo cáo sĩ số - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn . + Cả lớp chú ý lắng nghe - 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới - Học sinh thực hiện trò chơi Hs lắng nghe thực hiện Hs trả lời. Hs trả lời. Hs trả lời. - Học sinh thực hiện tham gia trò chơi - Hs chia nhóm - Hs thảo luận - Hs trả lời Hs trả lời. Hs trả lời. Hs lắng nghe. Học sinh trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế ============== SHTT: SINH HOẠT LỚP I/ MỤC TIÊU -Nhận xét đánh giá tình hình tuần 28 -Khen thưởng những HS chăm chỉ học tập -Kết hoạch tuần 29 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Mở đầu: - GV bắt bài hát: -Kết luận: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua: Đánh giá từng em cụ thể: + Vệ sinh thân thể, lớp học + Giữ gìn trật tự + Bảo quản đồ dùng học tập chưa tốt vở rách, bôi bẩn nhiều + Trang phục đến trường con lộn xộn Yêu cầu lớp trưởng đánh giá chung: GV nhận xét Hoạt động 2: Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn. Nề nếp ra vào lớp phải ổn định Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường. -GV nhắc nhở một số nề nếp +Vệ sinh: Không xả rác bừa bãi, bỏ rác vào sọt rác. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. Không leo trèo lên bàn ghế. Không nói tục chửi thề. Không đánh lộn +Học tập : Vào lớp thuộc bài, về nhà viết bài làm bài đầy đủ. Giữ trật tự khi chào cờ đầu tuần. Đi học đúng giờ Nhắc nhỡ HS một số luật về an toàn giao thông. Phân công các tổ 1 làm việc: -Tổng kết chung - HS cùng hát: Tìm bạn thân -Kết hợp múa phụ hoạ -Nghe nhận xét của GV -Từng em nghe nhận xét, rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hơn. -Lớp trưởng đánh giá chung -Nghe nhớ, thực hiện Thực hiện theo phân công của GV. các tổ trưởng nhận nhiệm vụ

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 29 lop 1 Van.doc
Giáo án liên quan