Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 9

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ: mồn một, quan sang, bắn toé.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bước đầu đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

2. Đọc- hiểu:

- Hiểu từ ngữ: dòng dõi quan sang, bất giác, đầy tớ.

- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II. CHUẨN BỊ:

GV:Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau đoạn 1 bài “Đôi giày ba ta mầu xanh” và trả câu hỏi về nội dung đoạn 1.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 3: Trò chơi “ Xem kịch câm” - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nêu nguyên tắc chơi và luật chơi ( mỗi nhóm 2 em ) - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ SGK. - GV yêu cầu lần lượt 2 HS lên bảng mô tả động tác, HS dưới lớp quan sát nêu tên hoạt động, trạng thái được các bạn HS thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời. - GV nhận xét, cho điểm. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành nội dung trong vở bài tập vàchuẩn bị bài sau. Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009 Toán: Thực hành vẽ hình chữ nhật Thực hành vẽ hình vuông I.Mục tiêu: Giúp HS : Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và êke II. Chuẩn bị: - GV: thước kẻ, ê ke - HS: thước kẻ, ê ke, vở bài tập toán III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng: Vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song với cạnh BC. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Các góc ở các đỉnh hình chữ nhật có vuông không? Em hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật. - Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. *GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm - GV nêu, HS vẽ từng bước như A B trong SGK. 2cm D 4cm C - GV có thể cho HS vừa thực hành vừa nêu cách vẽ (đối với HS khá, giỏi). - HS lên bảng vẽ thì GV yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm và chiều rộng 2 dm. GV có thể hướng dẫn cho các em để nắm vững cách vẽ. - HS khác vẽ vào giấy nháp. - GV chốt lại cách vẽ: + Vẽ đoạn thẳng DC = 4dm + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2dm A B + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2dm. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 3. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước - GV hỏi: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau? + Các góc ở đỉnh hình vuông là góc gì? D C - HS trả lời. 3cm - GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài các cạnh cho trước. - GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. * Khi vẽ trên bảng GV vẽ hình vuông có cạnh dài 3dm. - GV hướng dẫn HS từng bước vẽ như SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3dm + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3dm, CB = 3dm. + Nối A với B ta được hình ABCD. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp hình vuông có cạnh 3 cm. HS cả lớp nhận xét kết quả trên bảng lớp. GV nhận xét chung và chốt lại cách vẽ. 4. Hướng dẫn thực hành Bài1a (Tr 54): Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, rộng 3cm - 1 HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vào vở. - HS tự làm bài vào vở nháp (GV giúp HS yếu cách vẽ) Sau đó gọi 1HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. Bài 2a (Tr 54): Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, rộng BC= 3 cm. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở ô li. GV giúp đỡ các em yếu và trung bình. - HS muốn kiểm tra chỉ cần dùng thước chia vạch cm. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng : AC = 5cm ; BD = 5cm ; AC = BD Bài 1a (Tr55) : Vẽ hình vuông có cạnh 4cm. - GV yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở ô li. - GV hướng dẫn lại cách vẽ cho những HS yếu và trung bình. - 1HS lên bảng chữa bài. Bài 2 : Vẽ theo mẫu : - 1HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân vào vở ô li. GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình và yếu. - GV gọi1 HS khá lên bảng vẽ. - GV cùng HS nhận xét chốt kết quả đúng. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà làm bài trong vở bài tập. Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I.Mục tiêu: - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng lớp viết sẳn đề bài. - HS : Vở bài tập Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập đã làm lại ở nhà của HS. - GV nhận xét, đánh giá. B-Dạy học bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập a-Tìm hiểu đề bài - GV yêu cầu 2 HS đọc đề bài (HS trung bình, yếu) - GV đọc lại đề, phân tích đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng. - GV yêu cầu HS đọc gợi ý: HS trao đổi và trả lời câu hỏi: + Nội dung cần trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? + Mục đích trao đổi là để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? + Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị) - HS trả lời câu hỏi b-Trao đổi trong nhóm - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS các nhóm đóng vai anh ( chị ) của bạn và tiến hành trao đổi, các HS còn lại theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. c-Trao đổi trước lớp - Tổ chức cho các cặp HS trao đổi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau: + Nội dung cuộc trao đổi của bạn có đúng đề bài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích mong muốn không? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu tính chất thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? c. Củng cố, dặn dò - Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở bài tập. Kĩ thuật: Khâu đột thưa (tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. * Với HS khéo tay: Các mũi khâu tương dối đều nhau, đường khâu ít bị dúm. II. Chuẩn bị: - GV: Quy trình khâu mũi khâu đột mau, mẫu đường khâu đột mau bằng len trên bìa, vải khác màu, mội mảnh vải trắng kích thước 20, 30 cm, len khác màu vải, kim khâu len, kéo , thước, phấn vạch. - HS cũng chuẩn bị các vật liệu như trên. III. Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột thưa. - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3-4 mũi khâu đột thưa. - GV nhận xét nhắc lại các bước khâu - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS thực hành, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng đặc biệt là những HS Trung bình, yếu. *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm - GV nêu tiêu chí đánh giá - HS đánh giá, nhận xét * Tổng kết, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị tiết sau: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên (Tiếp) I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: Sử dụng sức nước để sản xuất điện; Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp lâm sản, thú quý, .. - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đăch điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác, ghềnh. - Mô tả sơ lược rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp (rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: Xê Xan, Xrê Pốk, - GD ý thức bảo vệ môi trường cho HS. II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên. iii. Hoạt động dạy học: 1. Khai thác sức nước. - GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 4 và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi: + Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? + Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? + Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? + Chỉ vị rí của nhà máy thủy điện Y-a- li trên lược đò hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào? - GV gọi học sinh trình bày trước lớp từng câu hỏi một. - Học sinh và Giáo viên giúp các em yếu và trung bình hoàn chỉnh câu trả lời. - GV củng cố nội dung. 2.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên. - GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 6,7 và thảo luận theo nhóm 2 các câu hỏi sau: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? + Vì sao Tây Nguyên lại có nhiều loại rừng khác nhau? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp thưa ở Tây Nguyên? - Đại diện học sinh các nhóm trình bày trước lớp từng câu hỏi một. - GV cùng HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *GV yêu cầu 2 học sinh đọc mục 2 quan sát hình 9, 10 và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau: + Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng để làm gì? + Kể tên những công việccần làm trong quy trình chế biến đồ gỗ? + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? - GV yêu cầu một số em học sinh trả lời trước lớp. - Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung. GV kết luận. * Liên hệ thực tế: ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ? c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong vở bài tập. Chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt tập thể: Sơ kết tuần 9- Kế hoạch tuần 10 I, Mục tiêu: - Đánh giá tình hình thực hiện tuần 9. - HS nắm được nhiệm vụ học tập tuần 10. II, Nội dung sinh hoạt : 1, Khởi động : HS hát tập thể. 2 , Sinh hoạt lớp: - Lớp trưởng nhận xét ưu nhược điểm trong tuần qua của lớp. - GV nhận xét chung a, Ưu điểm: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, nhìn chung HS đi học đúng giờ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Đã sinh hoạt 15 phút đúng giờ, đầy đủ. - Đã học bài và làm bài trước khi đến lớp. b, Nhược điểm: - Vẫn còn một vài em chưa chuẩn bị bài tốt. - Vệ sinh cá nhân còn một vài em chưa thực hiện tốt. 3. Bình chọn, xếp loại cá nhân trong tuần. 4. GV nêu nhiệm vụ tuần tới: - Thực hiện học chương trình tuần 10. - Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm. - Nhận biết những ưu điểm, nhược điểm của mình, bạn. - Thực hiện tốt kế hoạch của trường, khu đề ra.

File đính kèm:

  • docGiao an l4 Tuan 9 CKTKN.doc