I/ Mục tiêu:
1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất
hạnh bị trận lũ cướp mất ba.
2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau
thương cùng bạn.
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II/ Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài học.
- Các bức tranh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
- Bảng phụ viết: câu cần hướng dẫn đọc.
III/ Các hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: Hai hs đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu
hỏi: ? hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
42 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa bài.
IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Toán:
T 14. Dãy số tự nhiên.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II/ Đồ dùng: Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng viết số gồm:
a, 2 trăm triệu, 6 chục nghìn và 8 đơn vị.
b, 7 triệu, 67 nghìn, 42 chục và 5 đơn vị.
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Cho hs nêu các số tự nhiên bất kì đã học.
- GV viết lên bảng và giới thiệu: Đay là các số tự nhiên mà các em đã làm
quen từ lớp dưới.
- GV đưa ra các số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.và sắp xếp lộn xộn
Yêu cầu hs lên bảng sắp xếp các số tự nhiên đó từ bé đến lớn.
- HS nhận xét các số tự nhiên của dãy số trên được sắp xếp như thế nào?
- GV gắn thêm dấu vào sau các số đó và giải thích.
- GV: Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành
dãy số tự nhiên - HS nhắc lại - GV ghi bảng.
HĐ2: Thảo luận nhóm 4 bài tập 3 ( VBT )
- Các nhóm báo cáo kết quả - Lớp nhận xét.
- GV kết luận ( sgk )
HĐ3: GV vẽ tia số và hướng dẫn hs biểu diễn các số tự nhiên trên tia số.
HĐ4: Một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- HS nêu một số tự nhiên bất kì - Cho hs khác tìm số liền sau.
- GV hỏi: ? Có số tự nhiên nào lớn nhất không?
- Một hs nêu một số tự nhiên bất kì - HS khác tìm số liền trước.
- GV: Tìm số liền trước số 0?
GV chốt lại: 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên nào lớn nhất.
- HS nêu - GVghi bảng.
- GV: ? Muốn tìm số liền trước, liền sau một số ta làm thế nào?
- Trò chơi: Tìm số liền trước, liền sau một số.
HĐ5: Thực hành:
- HS làm bài tập 2, 3, 4 ( VBT )
- GV theo dõi và kết hợp chấm một số bài.
* Trò chơi cũng cố: BT 3 ( sgk )
IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Tiếng Anh:
( GV chuyên biệt)
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết.
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên.
II/ Đồ dùng: Từ điển - Bảng từ của bài tập 2, 3.
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: ? Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành.
- Một hs đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV hướng dẫn tìm từ trong từ điển.
- GV phát phiếu cho hs các nhóm thi làm bài.
- Thư kí viết nhanh các từ tìm được.
- Đ ại diện nhóm trình bày kết quả.
- Trọng tài cùng gv tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc ( Nhóm tìm
đúng nhiều từ).
Bài tập 2:
- Một hs đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, GV giải thích: Cưu mang:
(Đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau)
- GV phát phiếu cho hs làm bài, thư kí phân loại nhanh các từ vào bảng,
nhóm nào làm xong dán lên bảng lớp.
- Đ ại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng - Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý, từng cặp hs trao đổi, làm bài trên phiếu.
- HS trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét.
a, Hiền như bụt (hoặc như đất h)
b, Lành như đất (hoặc như bụt h)
c, Dữ như cọp.
d, Thương nhau như chị em gái.
IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều:
Thể dục:
Luyện tập: Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
I/ Mục tiêu:
- Cũng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động
tác, đúng với khẩu lệnh.
- Luyện động tác đã học: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê
II/ Địa điểm, phương tiện: 1 còi; 6 khăn sạch.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Trò chơi Làm theo khẩu lệnh.
- Dậm chân tại chỗ.
B. Phần cơ bản:
1. Đợi hình đội ngũ:
- Ôn quay sau.
- Luyện đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
2. Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê.
- GV tập hợp hs theo đọi hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi luật
chơi.
C. Phần kết thúc:
- HS chạy vòng tròn lớn đến vòng tròn nhỏ.
- GV nhận xét giờ học.
***
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn:
Viết thư
I/ Mục tiêu:
- HS nắm chắc hơn (so với lớp 3 s) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ
bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: HS nêu lại nội dung bài học trước.
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: Phần nhận xét.
- Một hs đọc lại bài Thư thăm bạn .
- Cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi trong sgk.
- GV nêu câu hỏi dẫn vào bài: ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- GV gợi ý để hs trả lời:
Một bức thư cần có những nội dung sau:
+ Nêu lí do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
GV: ? Qua bức thư đã học, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc
như thế nào?
+ Đầu thư: Ghi địa chỉ, thời gian viết thư, lời thưa gửi.
+ Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư, chữ kí.
HĐ2: HS rút ra ghi nhớ.
- Ba hs đọc nối tiếp nội dung ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập:
- Tìm hiểu đề:
+ Một hs đọc đề bài - cả lớp đọc thầm và xác định mục đích, yêu cầu của
đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV hỏi: ? Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? Đề bài xác định mục đích
viết thư để làm gì? Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần xưng hô như thế nào.?
Cần thăm hỏi bạn những gì? Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp
? ở trường? Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì?
- HS thực hành viết thư.
- GV chấm và chữa bài.
IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Toán:
T 15. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số c) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ đó trong một số cụ thể.
II/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: Hai hs lên bảng chữa bài tập 4 ( sgk ) - GV hỏi cũng cố về tính chất
của dãy số tự nhiên.
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- GV: ? ở mỗi hàngchỉ có thể viết được mấy chữ số? (1 chữ số 1)
?Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
VD: 10 đơn vị = 1 chục.
10 chục = 1 trăm.
10 trăm = 1 nghìn
? Người ta dùng kí hiệu bao nhiêu chữ số để viết được mọi số tự nhiên?
( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 )
- HS nêu ví dụ: 123 456
- GV: Viết số tự nhiên với các đặc đểm như trên được gọi là viết số tự nhiên
trong hệ thập phân.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: GV đọc số - HS viết số.
Bài 2: Cho hs làm theo mẫu rồi chữa bài.
Bài 3: GV nêu sẵn bài tập ở bảng phụ - HS nêu giá trị của chữ số 5 trong từng
số.
III/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Âm nhạc:
( GV chuyên biệt)
Khoa học:
Vai trò của Vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ.
I/ Mục tiêu: Sau bài học hs có thể:
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi - ta- min, chất khoáng và
chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi - ta- min, chất khoáng
và chất xơ.
II/ Đồ dùng: Hình 14,15 (sgk ) ; Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A.Bài cũ: ? Nêu vai trò của vi - ta- min, chất khoáng, chất xơ?
B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi - ta- min, chất khoáng và
chất xơ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 bảng phụ
- GV hướng dẫn hs hoàn thiện vào bảng phụ (đã chuẩn bị nd đ)
- Các nhóm trình bày SP của nhóm mình và tự đánh giá.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ2: Thảo luận về vai trò của vi - ta min, chất khoáng và chất xơ.
Câu hỏi thảo luận:
? Kể tên một số vi - ta - min mà em biết? Nêu vai trò của nó?
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi - ta- min đối với cơ thể?
Kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của nó
? Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ? Một ngày
chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần phải uống đủ nước?
- HS lần lượt trả lời - GV nhận xét và kết luận.
III/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp.
Buổi chiều:
Kỉ thuật:
Khâu thường ( Tiếp)
II/ Hoạt động dạy và học:
HĐ3: HS thực hành khâu thường.
- 1 HS nhắc lại kiến thức khâu thường.
- Vài HS lên bảng thực hiện khâu một vài mũi.
- GV nhận xét thao tác của HS.
B1: Vạch dấu đường khâu.
B2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu .
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- HS thực hành khâu - GV theo dõi và uốn nắn thêm.
HĐ4: Đ ánh giá kết quả học tập của hs.
- GV tổ chức cho hs trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- HS tự đánh giá SP theo tiêu chuẩn GV đã nêu.
IV/ Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của hs.
- Dặn chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết sau.
Hướng dẫn thực hành ( Toán)
Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục cũng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- Luyện giải toán.
II/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Cũng cố phần kiến thức.
- GV hỏi: ? Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng
nào? Lớp triệu gồm những hàng nào?
- HS trả lời - GV nhận xét.
HĐ3: Thực hành.
HS hoàn thành bài tập 3 (sgk tr 13 s)
HĐ4: Luyện thêm.
1, a. Ghi cách đọc các số: 342 584 975 ; 203 785 005 ; 437 608 708.
b. Viết số biết số gồm:
- 2 trăm triệu, 6 chục nghìn và 8 đơn vị: 200 060 008
- 7 chục nghìn, 4 trăm nghìn, 3 trăm và 6 đơn vị: 70 400 306
- 3 triệu, 67 nghìn, 24 chục và 5 đơn vị: 3 067 245
c. Nêu rõ mỗi chữ số trong số sau thuộc hàng nào? lớp nào?
524 736 108
HĐ5: Chấm và chữa bài.
IV/ Cũng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Sinh hoạt đội sao.
***
File đính kèm:
- Tuần 3.doc